Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng
Ngày đăng: 27/06/2012

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này.

Sau nhiều lần nghiên cứu, tìm hiểu về những mô hình chăn nuôi có hiệu quả, vợ chồng chị Thao mạnh dạn đầu tư nuôi nhím. Đầu năm 2007, với số tiền 100 triệu đồng dành dụm được, vợ chồng chị Thao quyết định vay thêm ngân hàng và người thân gần 80 triệu đồng tiến hành quy hoạch, xây dựng trang trại, chia thành những ô riêng biệt với hệ thống chuồng trại khép kín, đúng kĩ thuật.

Từ những con giống ban đầu, đến nay gia đình chị Thao đã có hơn 50 con nhím với 22 nhím cái đang trong thời kỳ sinh sản, 10 nhím đực và 18 nhím con; thu nhập 200 – 300 triệu đồng/năm từ bán nhím giống. Riêng năm 2011, gia đình chị Thao xuất bán được 15 cặp nhím giống với giá đỉnh điểm có cặp lên đến 40 triệu đồng/cặp, trừ chi phí gia đình chị thu được gần 300 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm nay, trang trại nuôi nhím của gia đình chị Thao đã xuất bán được 12 cặp nhím giống con, với giá thị trường 6 - 7 triệu đồng/cặp, thu hơn 100 triệu đồng .

Là một trong số những gia đình được chị Thao chuyển giao và nhân rộng mô hình nuôi nhím, anh Lê Quang Dũng, thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết: “Trước năm 2009, bản thân tôi cũng như những nam thanh niên ở đây chủ yếu là đi biển hoặc đi xuất khẩu lao động. Nhưng khi biết mô hình nuôi nhím của chị Nguyễn Thị Thao tôi đã đến tìm hiểu và mua 15 con nhím giống từ trang trại của chị về nuôi. Chị Thao rất nhiệt tình chỉ bày cho chúng tôi những kinh ghiệm và kĩ thuật nuôi cũng như xây dựng chuồng trại. Bắt tay vào nuôi nhím tôi thấy công việc này dễ, khỏe và thu nhập ổn định hơn đi biển, nhu cầu thị trường ngày càng mạnh nên bản thân tôi cũng rất yên tâm về đầu ra”.

Chị Thao cho biết, hiện nay, trên thị trường giá cả giống nhím bố mẹ dao động từ 30 - 40 triệu đồng/cặp, nuôi từ 1 đến 1 năm rưỡi là nhím có thể sinh sản được. Nhím mẹ mỗi năm sinh sản khoảng 2 lần và mỗi lần có thể sinh từ 1 đến 3 con. Nhím lớn nhanh, chỉ 2 tháng tuổi đã nặng từ 2 – 3.5 kg, sau một năm có thể lên tới 10 kg. Nhím giống con khoảng 2 tuổi có thể xuất bán, với giá từ 6 - 7 triệu đồng/cặp; từ 3 - 5 tháng tuổi có giá từ 13 – 15 triệu đồng/cặp.

Nhím là động vật hoang dã, ăn tạp, có sức đề kháng cao, dễ thích nghi với môi trường, ít bị bệnh. Khi đầu tư xây dựng chuồng trại cần phải thoáng mát, sạch sẽ, thức ăn cho nhím chủ yếu là các loại rau, củ, quả. Một ngày có thể cho nhím ăn 3 lần, nhưng do nhím là loài động vật ăn đêm nên bữa ăn tối là bữa ăn chính. Nhím cũng không nên nuôi quá béo, vì béo quá nhím khó sinh sản được, một chuồng có thể nuôi 2 nhím cái, 1 nhím đực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Ra Mắt Gạo Sạch Ra Mắt Gạo Sạch

Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) vừa ra mắt và đưa ra thị trường gạo Jasmine GLOBAL G.A.P (ảnh) được sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn tỉnh An Giang và chế biến, đóng gói tại nhà máy chi nhánh Satra Đồng Tháp, sản xuất theo quy trình sạch tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu), do Tổ chức TUV SUD Management Service GmbH (Đức) chứng nhận.

19/06/2013
Đầu Tư Mía Giống Cho Người Trồng Mía Đầu Tư Mía Giống Cho Người Trồng Mía

Thời gian qua, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm giúp người trồng mía giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập để họ gắn bó lâu dài với cây mía, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Trong đó, việc đầu tư, hỗ trợ mía giống cho năng suất và chất lượng cao trước niên vụ mới được bà con đồng tình hưởng ứng.

24/07/2012
Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Sau 3 năm thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ với diện tích 2 ha theo hướng VietGAP tại xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thấy trồng loại cây này đem lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, do chưa tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, cho nên bà con không nên nóng vội mở rộng diện tích trồng giống cây này.

29/07/2012
Chủ Động Giống Thủy Sản Chủ Lực Chủ Động Giống Thủy Sản Chủ Lực

Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, thị trường, nhưng thủy sản vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các viện nghiên cứu thủy sản.

24/07/2013
Mở Hướng Cho Vùng Rau Chuyên Canh Ở Sa Pa (Lào Cai) Mở Hướng Cho Vùng Rau Chuyên Canh Ở Sa Pa (Lào Cai)

Từ Quốc lộ 4D vào trung tâm xã Sa Pả (Sa Pa - Lào Cai), lác đác giữa những triền lúa xanh là ruộng rau bắp cải tươi tốt đang cho thu hoạch. Tôi gặp chị Vàng Thị Dậu ở thôn Giàng Tra vừa lên chợ Sa Pa bán rau về, chị cho biết: Nhiều hộ trong xã đã thu hoạch xong vụ bắp cải đầu tiên, nhưng ruộng của gia đình chị vẫn còn nhiều rau chưa bán. Hằng ngày, những người buôn trong vùng vào tận ruộng của các hộ dân mua rau mang ra thị trấn Sa Pa hoặc thành phố Lào Cai bán.

03/08/2012