Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng
Publish date: Wednesday. June 27th, 2012

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này.

Sau nhiều lần nghiên cứu, tìm hiểu về những mô hình chăn nuôi có hiệu quả, vợ chồng chị Thao mạnh dạn đầu tư nuôi nhím. Đầu năm 2007, với số tiền 100 triệu đồng dành dụm được, vợ chồng chị Thao quyết định vay thêm ngân hàng và người thân gần 80 triệu đồng tiến hành quy hoạch, xây dựng trang trại, chia thành những ô riêng biệt với hệ thống chuồng trại khép kín, đúng kĩ thuật.

Từ những con giống ban đầu, đến nay gia đình chị Thao đã có hơn 50 con nhím với 22 nhím cái đang trong thời kỳ sinh sản, 10 nhím đực và 18 nhím con; thu nhập 200 – 300 triệu đồng/năm từ bán nhím giống. Riêng năm 2011, gia đình chị Thao xuất bán được 15 cặp nhím giống với giá đỉnh điểm có cặp lên đến 40 triệu đồng/cặp, trừ chi phí gia đình chị thu được gần 300 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm nay, trang trại nuôi nhím của gia đình chị Thao đã xuất bán được 12 cặp nhím giống con, với giá thị trường 6 - 7 triệu đồng/cặp, thu hơn 100 triệu đồng .

Là một trong số những gia đình được chị Thao chuyển giao và nhân rộng mô hình nuôi nhím, anh Lê Quang Dũng, thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết: “Trước năm 2009, bản thân tôi cũng như những nam thanh niên ở đây chủ yếu là đi biển hoặc đi xuất khẩu lao động. Nhưng khi biết mô hình nuôi nhím của chị Nguyễn Thị Thao tôi đã đến tìm hiểu và mua 15 con nhím giống từ trang trại của chị về nuôi. Chị Thao rất nhiệt tình chỉ bày cho chúng tôi những kinh ghiệm và kĩ thuật nuôi cũng như xây dựng chuồng trại. Bắt tay vào nuôi nhím tôi thấy công việc này dễ, khỏe và thu nhập ổn định hơn đi biển, nhu cầu thị trường ngày càng mạnh nên bản thân tôi cũng rất yên tâm về đầu ra”.

Chị Thao cho biết, hiện nay, trên thị trường giá cả giống nhím bố mẹ dao động từ 30 - 40 triệu đồng/cặp, nuôi từ 1 đến 1 năm rưỡi là nhím có thể sinh sản được. Nhím mẹ mỗi năm sinh sản khoảng 2 lần và mỗi lần có thể sinh từ 1 đến 3 con. Nhím lớn nhanh, chỉ 2 tháng tuổi đã nặng từ 2 – 3.5 kg, sau một năm có thể lên tới 10 kg. Nhím giống con khoảng 2 tuổi có thể xuất bán, với giá từ 6 - 7 triệu đồng/cặp; từ 3 - 5 tháng tuổi có giá từ 13 – 15 triệu đồng/cặp.

Nhím là động vật hoang dã, ăn tạp, có sức đề kháng cao, dễ thích nghi với môi trường, ít bị bệnh. Khi đầu tư xây dựng chuồng trại cần phải thoáng mát, sạch sẽ, thức ăn cho nhím chủ yếu là các loại rau, củ, quả. Một ngày có thể cho nhím ăn 3 lần, nhưng do nhím là loài động vật ăn đêm nên bữa ăn tối là bữa ăn chính. Nhím cũng không nên nuôi quá béo, vì béo quá nhím khó sinh sản được, một chuồng có thể nuôi 2 nhím cái, 1 nhím đực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Related news

Đoàn Viên Làm Giàu Từ Nấm Đoàn Viên Làm Giàu Từ Nấm

Bà Đào Thị Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình giao thông Điện Biên, cho biết: Năm 2012, mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, địa phương thực hiện giảm đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, công trình chậm thanh toán, lãi suất ngân hàng cao…

Friday. June 28th, 2013
Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Mộc Châu Thu Nhập “Khủng” Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Mộc Châu Thu Nhập “Khủng”

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Friday. June 28th, 2013
Làm Giàu Trên Quê Hương Biên Giới Làm Giàu Trên Quê Hương Biên Giới

Vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội của xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn hơn 30%, trở thành xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện.

Friday. June 28th, 2013
Huyện Điện Biên Đông Chăm Sóc Lúa Chiêm Xuân Huyện Điện Biên Đông Chăm Sóc Lúa Chiêm Xuân

Hiện nay, 80% diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đang trong thời kỳ đẻ nhánh, diện tích còn lại trong giai đoạn tỉa giặm. Các cơ quan chức năng chỉ đạo nông dân tích cực chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh…

Friday. June 28th, 2013
Triển Vọng Mô Hình Sản Xuất Nấm Cao Cấp Tại Điện Biên Triển Vọng Mô Hình Sản Xuất Nấm Cao Cấp Tại Điện Biên

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000m².

Friday. June 28th, 2013