Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn Bị Thành Lập Ban Điều Phối Ngành Chè

Chuẩn Bị Thành Lập Ban Điều Phối Ngành Chè
Ngày đăng: 28/04/2014

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đồng ý với đề xuất thành lập Ban điều phối ngành chè, và yêu cầu Cục Trồng trọt trong tháng 5 phải trình bộ.

Làm thế nào để cây chè Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên thế giới, là nội dung xuyên suốt Hội nghị thúc đẩy phát triển chè bền vững tại Việt Nam, do Bộ NN- PTNT phối hợp cùng Tập đoàn Unilever và Tổ chức Thương mại sáng kiến bền vững Hà Lan (IDH) tổ chức sáng ngày 26/4, tại Hà Nội.

Báo cáo tình hình hoạt động dự án “Lồng ghép các nông hộ sản xuất nhỏ vào chuỗi cung ứng chè chất lượng và bền vững ở Việt Nam” triển khai từ tháng 1/2014, đại diện Tập đoàn Unilever cho biết, gần 4 tháng triển khai tại 6 tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Yên Bái, Vĩnh Phúc và Nghệ An, đã có 30 nhà máy chè và khoảng 20.000 hộ dân được hưởng lợi từ nguồn ngân sách 440.000 euro.

Với mục tiêu tăng sản lượng chè, cải thiện tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội của các nông hộ trồng chè quy mô nhỏ và các chủ nhà máy chè ở Việt Nam, các chuyên gia đã xây dựng được các bộ công cụ giám sát và đánh giá, sổ tay lớp học hiện trường; tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện cho một số đơn vị sản xuất, kinh doanh chè…

Theo ông Flavio Corsin, Giám đốc IDH, việc triển khai dự án trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, còn nhiều vấn đề tồn tại như: Cơ cấu ngành chè tại cấp Trung ương, cấp tỉnh còn hạn chế; chưa có sự thống nhất giữa khối công – tư trong việc cải thiện chất lượng và tính bền vững của ngành chè.

Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất nhiều nhà máy còn thấp. Ngoài ra, ban quản lý của một số nhà máy chưa thực sự quan tâm tới việc sản xuất chè có chứng nhận và một số công ty chè muốn áp dụng các tiêu chuẩn nhưng nguồn vốn còn hạn chế…

Các địa phương cần tiến hành phổ biến kỹ thuật trồng chè đảm bảo cho nông dân, hướng các dự án khuyến nông đến các vùng sản xuất chè, tiến hành kiểm soát nghiêm về thị trường thuốc BVTV, đồng thời kiểm tra giám sát các doanh nghiệp chế biến chè thực hiện đúng quy định pháp luật nhằm phát triển bền vững ngành chè Việt Nam.

Vậy, phương án, giải pháp nào sẽ tháo gỡ những bất cập trên?, giúp cây chè thực sự có hiệu quả, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Hữu Tài cho rằng, một trong những nguyên nhân làm chất lượng chè Việt Nam giảm sút là do phá vỡ khâu liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất chè, đặc biệt từ sau năm 2005.

Bên cạnh đó, sự lãng phí trong công đoạn sản xuất chè tại các nhà máy cũng là nguyên nhân làm giảm tính kinh tế của chè. Bởi vậy, trong thời gian tới việc cân đối về vùng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất là điều cần thiết. Ngoài ra, cần có hợp đồng sản xuất mang tính pháp lý giữa các hộ nông dân và nhà máy thu mua.

Nhận định việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượng chè, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho rằng, Bộ NN- PTNT cần có các biện pháp mạnh hơn nữa trong việc tăng cường tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật sử dụng thuốc cho người nông dân. Trong đó, cần chú ý đến việc ban hành các văn bản tổng hợp quy định của pháp luật trong sử dụng thuốc BVTV cho nông dân, cán bộ địa phương.

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Duy Hùng, Cty CP Chè Mỹ Lâm cho rằng, nhằm nâng cao giá trị chè Việt Nam, điều cần thiết là cam kết được đầu ra cho nông dân nhằm giải quyết bài toán thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, cần chú trọng tới các mô hình bón phân cho chè theo chẩn đoán dinh dưỡng, cải tạo đất chè, tìm ra các chế tài xử phạt hợp lý trong từng quy trình sản xuất, chế biến.

Trước đề xuất của đại diện của Tập đoàn Unilever cần thành lập Ban điều phối ngành chè, Bộ trưởng Cao Đức Phát đồng ý và yêu cầu Cục Trồng trọt trong tháng 5 phải trình bộ. Bộ trưởng cũng khẳng định, trong thời gian tới sẽ tiến hành triển khai sớm công tác thành lập Ban Chỉ đạo phát triển chè, đồng thời rà soát lại các loại thuốc BVTV kém hiệu quả, bổ sung những loại thuốc mới an toàn, nhằm tạo điều kiện gắn kết sản xuất chè theo chuỗi giá trị.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Cho Tôm Chân Trắng Ở Khánh Hòa Cơ Hội Cho Tôm Chân Trắng Ở Khánh Hòa

Năm 2013, nhu cầu tiêu thụ tôm chân trắng trên thị trường thế giới sẽ chiếm khoảng 2/3 sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu và cả người nuôi tôm chân trắng.

28/03/2013
Chuyển Giao Vịt Giống Cho Nông Dân Ở Trà Vinh Chuyển Giao Vịt Giống Cho Nông Dân Ở Trà Vinh

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Trà Vinh vừa chuyển giao 6.850 con vịt giống (01 ngày tuổi, giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ nông dân trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Kè thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng áp dụng phương pháp an toàn sinh học.

07/05/2013
“Vỡ Mộng” Chăn Nuôi Tập Trung “Vỡ Mộng” Chăn Nuôi Tập Trung

Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm 11 khu chăn nuôi tập trung (CNTT) và năm 2010, bổ sung 26 khu tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch... Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 khu hoạt động, song cũng rất èo uột, gây lãng phí đất đai, tiền của.

19/08/2013
Triệu Phú Nhãn Xuồng Cơm Vàng Triệu Phú Nhãn Xuồng Cơm Vàng

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.

18/07/2013
Hàng Chục Hộ Dân Nuôi Ếch “Cầu Cứu” Hàng Chục Hộ Dân Nuôi Ếch “Cầu Cứu”

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

20/08/2013