Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lươn Mở Hướng Làm Ăn Mới Cho Một Vùng Quê

Nuôi Lươn Mở Hướng Làm Ăn Mới Cho Một Vùng Quê
Ngày đăng: 01/07/2011

Xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai là vùng nông nghiệp có nhiều diện tích ao hồ rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc cải thiện bữa ăn hàng ngày và tăng thu nhập trong điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai mô hình nuôi lươn tại làng Kte, xã Ia Yeng.

Xã Ia Yeng có 729 hộ với trên 4.200 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Người dân trong xã sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với trên 900 ha lúa nước. Đây là vùng lúa nước đạt năng suất bình quân trên 7 tấn/ha. Ngoài ra, trên địa bàn xã có hơn 10 ha ao hồ và có hệ thống thủy lợi nên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Điều kiện thì có, trong khi đó bữa ăn hàng ngày của bà con lại thiếu thức ăn tinh như cá, lươn, tôm…Để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc cải thiện bữa ăn hàng ngày và tăng thu nhập trong điều kiện thiên nhiên ưu đãi, năm 2009, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai mô hình nuôi lươn tại làng Kte, xã Ia Yeng.

Được hỗ trợ 50 triệu đồng từ kinh phí sự nghiệp khoa học – công nghệ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội nông dân huyện Phú Thiện triển khai và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Làng Kte đã chọn 12 hộ dân tham gia. Ngaòi kinh phí hỗ trợ, các hộ tham gia bỏ thêm 51 triệu đồng nữa để xây dựng 12 bể nuôi lươn, trong đó có 6 bể xây bê tông và 6 bể đào âm dưới đất có lót bạt ni lông. Nhờ được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc lươn và hỗ trợ 12 kg lươn giống/hộ, cùng một phần thức ăn, thuốc phòng trừ sâu bệnh nên sau gần 1 năm triển khai, hầu hết bể nuôi lươn đều phát triển tốt.

Chúng tôi đến hộ ông Uêr đã tận dụng 12 m2 dưới gầm nhà sàn đào một bể nuôi lươn âm dưới đất có lót bạt. Ông Uêr phấn khởi: Đây là lứa lươn thứ hai. Một mét vuông mặt nước nếu nuôi tốt sẽ đạt 5-8 kg lươn thịt. Nuôi lươn vừa tiết kiệm diện tích lại có thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.

Ông Đinh Nhiêu- Chủ tịch Hội nông dân huyện phú thiện cũng là hộ tham gia mô hình cho biết: Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở xã Ia Yeng rất thuận lợi cho con lươn phát triển. Để lươn phát triển tốt nên cho ăn các loại thức ăn còn tươi. Không quá 3 ngày nên thay nước trong bể một lần. Nếu thấy lươn dựng đầu khỏi mặt nước thì phải thay nước, do môi trường nước đã ô nhiễm. Nếu bể nuôi bốc mùi hôi thối mà thay nước vẫn không hết thì phải thay lớp đất bùn ở những nơi rải mồi cho ăn hoặc thay toàn bộ lớp đất bùn vì trong quá trình nuôi đã cho ăn dư thừa hoặc do xác lươn chết phân hủy làm phát sinh mầm bệnh.

Thấy mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Đồng Đất Quê Hương Làm Giàu Từ Đồng Đất Quê Hương

Tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Thành Đam, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) thi vào Khoa Kế toán Trường Trung cấp Nông nghiệp Nam Định, rồi liên thông đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2003, anh bàn với bố mẹ nhận đấu thầu 3 mẫu đầm nuôi tôm sú và cua.

06/05/2014
Xử Lý Nghiêm Việc Đưa Nước Mặn Vào Vùng Lúa 2 Vụ Để Nuôi Tôm Xử Lý Nghiêm Việc Đưa Nước Mặn Vào Vùng Lúa 2 Vụ Để Nuôi Tôm

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.

06/05/2014
Tín Hiệu Vui Từ Sản Xuất Cá Tra Tín Hiệu Vui Từ Sản Xuất Cá Tra

Sở NNPTNT Bến Tre, Vĩnh Long cho biết hiện nay cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi bắt đầu có lãi.

06/05/2014
Nghiêm Cấm Khai Thác, Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Trồng Các Loài Thủy Sản Nghiêm Cấm Khai Thác, Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Trồng Các Loài Thủy Sản

Để đảm bảo không làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và không gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặt do khoan khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo về việc cấm khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi tôm thẻ chân trắng và các loài thủy sản khác.

06/05/2014
Nuôi Ba Ba Ở Xứ Núi Nuôi Ba Ba Ở Xứ Núi

Trên những miền quê của huyện Tri Tôn (An Giang), nhiều mô hình làm ăn đã và đang phát huy hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi ba ba giống. Anh Huỳnh Văn Sen (ngụ ấp Rò Leng, xã Châu Lăng) là một trong số ít người thực hiện thành công mô hình nuôi ba ba giống tại vùng này.

06/05/2014