Triển Vọng Từ Một Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Mới
Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.
Mô hình được kỳ vọng sẽ phát triển thêm một đối tượng nuôi mới, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh ta, đồng thời mở ra nhiều cơ hội làm giàu, tăng thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm cho cho bà con nông dân tỉnh ta.
Xác định cá đối mục là một trong những đối tượng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao và nhằm tạo thế chủ động trong quá trình nuôi trồng, nguồn cung con giống, mục tiêu chung mà dự án hướng đến là ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá đối mục.
Qua đó, dự án sẽ phát triển sản xuất giống nhân tạo cá đối mục với quy mô 5 triệu cá bột và 20 vạn cá giống cỡ 4-6cm/con, xây dựng mô hình nuôi chuyên canh cá đối mục thương phẩm đạt năng suất 6,4 tấn/ha và mô hình nuôi quảng canh đạt năng suất 0,84 tấn/ha, đồng thời đào tạo cho 6 cán bộ kỹ thuật, tập huấn cho 40 nông dân.
Dự án được triển khai tại các địa điểm, gồm: Trại sản xuất giống nhân tạo của Công ty Cổ phần Thanh Hương, mô hình nuôi chuyên canh cá đối mục thương phẩm tại công ty Cổ phần Thanh Hương với tổng diện tích 1,5 ha và mô hình nuôi quảng canh tại Nhân Trạch (Bố Trạch) với diện tích ao nuôi 1 ha.
Sau gần 3 năm triển khai, dự án đã mang lại những kết quả khả quan. 8 quy trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đạt tỷ lệ thành công cao, trong đó, đáng chú ý là quy trình công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ đạt tỷ lệ thành thục 95%, quy trình công nghệ ấp artemia đạt tỷ lệ nở 90%, quy trình công nghệ kích thích sinh sản đạt tỷ lệ đẻ 88%...
Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng hoàn thiện 3 mô hình sản xuất. Mô hình sản xuất giống nhân tạo cá đối mục thu được 36,3 triệu cá bột và 21,3 vạn cá giống cỡ 4-6cm.
Mô hình nuôi chuyên canh với quy mô 1,5 ha, thu hoạch được 21,2 tấn cá đối mục thương phẩm, cỡ cá khi thu hoạch đạt trọng lượng 400-500g/con. Mô hình nuôi quảng canh với quy mô 1 ha, đã sản xuất được 1,95 tấn cá đối mục thương phẩm, cỡ cá khi thu hoạch đạt trọng lượng 400-500 g/con. Khâu tập huấn và đào tạo chuyển giao khoa học công nghệ được chú trọng triển khai với 40 hộ dân tham gia.
Dự án đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật nắm vững các quy trình công nghệ, có thể tự chủ động sản xuất giống nhân tạo cá đối mục và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân khác. Lợi nhuận thu được từ mô hình cung cấp cá giống là 500 triệu đồng, mô hình nuôi chuyên canh cá đối mục thương phẩm là 998 triệu đồng và mô hình nuôi quảng canh cá đối mục thương phẩm là hơn 116 triệu đồng.
Anh Nguyễn Minh Giáp, Giám đốc Xí nghiệp thủy sản, Công ty Cổ phần Thanh Hương, Chủ nhiệm dự án chia sẻ, sau khi kết thúc dự án, người dân và các tổ chức, đơn vị có thể áp dụng kỹ thuật nuôi cá đối mục trên những diện tích đã nuôi tôm mà không có hiệu quả, hay bị dịch bệnh, hoặc nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá đối mục.
Song song, các mô hình sẽ tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển nuôi trồng thân thiện môi trường, yêu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời tiếp cận từng bước phát triển các mô hình thực hành nuôi tốt (GAP), nuôi có trách nhiệm (CoC), thực hành quản lý tốt BMP...
Có thể bạn quan tâm
Dak Lak là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng thủy sản nước ngọt và khai thác thủy sản nội đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây việc khai thác quá mức bằng các công cụ hủy diệt và không theo mùa vụ đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên giảm mạnh.
Ngày 18/7, tại Nghệ An, Trang trại chăn nuôi bò sữa (CNBS) của Vinamilk chính thức được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu (Global G.A.P). Trang trại của Vinamilk là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P chứng nhận và là 1 trong 3 trang trại đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P của châu Á.
Năm 2014, khu nuôi tôm cao triều Quảng Công (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) có 34 hộ tham gia nuôi ở 40 hồ với diện tích 17,3 ha. Đến nay, tổng sản lượng thu hoạch đạt 150 tấn tôm, tăng 60 tấn so với năm trước. Điều đáng mừng, 100% hộ nuôi đều có lãi, cao nhất 150 triệu đồng, thấp cũng được 40 triệu đồng.
Tháng 4/2014, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm nuôi gà lai Đông Tảo trên địa bàn 5 phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Him Lam, Noong Bua, Thanh Bình với số lượng 1.250 con gà cho 70 hộ dân.
Đây là con số vừa được ngành chức năng của TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) thống kê. Theo đó, hiện diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn TX.Ngã Bảy là 3.343ha, trong đó tập trung chủ yếu là cây cam sành với diện tích 2.472ha ở xã Đại Thành và Tân Thành.