A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới
Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Hồ A Dược, Chủ tịch UBND xã A Xing khẳng định, một trong những nhân tố quan trọng làm nên sự đổi thay ở vùng đất này chính là triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM). A Xing là một trong số ít xã ở huyện Hướng Hóa đạt 10/19 tiêu chí về xây dựng NTM.
Những thành quả đạt được ngoài sự hỗ trợ từ cấp trên, các tổ chức, dự án, thì A Xing đã biết phát huy tốt nội lực, nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức, đánh thức các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Từ năm 2011, A Xing tích cực hưởng ứng và triển khai xây dựng NTM với quyết tâm làm thay đổi bộ mặt quê hương, từng bước nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt. Theo đó xã A Xing đã thành lập ban điều hành, triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và Đề án xây dựng NTM xã A Xing giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 từ xã đến thôn.
Qua đó đề ra kế hoạch, phương châm hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; phân công nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách cho từng thành viên, tổ chức đoàn thể.
Chủ động khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án vào xây dựng NTM. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nắm rõ, hiểu biết sâu rộng về ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng NTM để cùng chung tay, góp sức xây dựng, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu trong xây dựng NTM.
Qua 4 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, xã A Xing đạt được nhiều kết quả khá ấn tượng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN. Trên lĩnh vực kinh tế, xóa đói giảm nghèo, người dân đã thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tích cực, chủ động ứng dụng các tiến bộ KHKT, cơ giới hóa vào trồng trọt, chăn nuôi, nhân rộng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả và giúp nhau xóa đói giảm nghèo.
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi và kiên cố hóa các hệ thống kênh mương, đảm bảo nước tưới cho hơn 200 ha lúa nước. Nhiều tiềm năng, thế mạnh sẵn có bắt đầu được đánh thức, đặc biệt là phát triển các cây trồng chủ lực như bời lời, cây cao su, cây sắn… mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Về cây sắn, không ngừng được mở rộng diện tích với hơn 400 ha. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua từng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Toàn xã hiện có hàng chục mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm trở lên, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Những mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao được chính quyền địa phương nhân rộng ra toàn xã, từ đó nhiều người học tập, làm theo.
Chúng tôi gặp lại anh Ăm Thiêm (thôn Kỳ Rĩ ), một trong những tấm gương tiêu biểu vượt khó, làm giàu. Hiện anh có hơn 5 ha cây bời lời, 2 ha sắn… thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh cho biết: “Trước đây, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Với quyết tâm thay đổi cuộc sống, tôi đã đẩy mạnh phát triển mô hình trồng cây bời lời. Đến nay, gia đình tôi không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ giàu, nhà cửa đã được xây dựng khang trang”.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế thì người dân ở xã A Xing còn chú trọng đến các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục. Những tập tục, hủ tục lạc hậu được bài trừ, chính quyền và người dân A Xing chú trọng công tác bảo tồn và duy trì, phát triển các tinh hoa văn hóa dân tộc. Tiêu biểu như già làng Hồ Cu Chảnh, nghệ nhân Côn Khăm ở thô Kỳ Rĩ… là những người lưu giữ và phát huy nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô.
Qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM phát triển mạnh, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Công tác khám, chữa bệnh cho người dân được quan tâm đúng mức. Người dân khi ốm, đau là trực tiếp đến trạm y tế để được khám, chữa bệnh, không còn mời thầy mo, thầy cúng về cúng bái vừa tốn kém, vừa không hiệu quả. Chuyện học hành của con em được người dân quan tâm; nổi bật nhất là phong trào hiến đất xây dựng trường học.
Những năm qua, toàn xã có hơn 10 gia đình tự nguyện hiến để đất xây trường và đến nay, đã có 6 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS được xây dựng khá kiên cố.
Nhờ những ngôi trường thấm đượm nghĩa tình này mà sự nghiệp trồng người ở A Xing có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng; các phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở địa phương và hoàn thành các tiêu chí về văn hóa, giáo dục, y tế.
Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với xây dựng NTM” được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả cao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được chú trọng, trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy các phong trào thi đua và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Những kết quả đạt trên tất cả các lĩnh vực KT-XH và QP-AN trong thời gian qua chính là nền tảng vững chắc để A Xing sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM theo kế hoạch đã đề ra.
Nguồn bài viết: http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=87&modid=390&ItemID=88719
Có thể bạn quan tâm
Đã thành thông lệ, khi thương lái hoặc người dân đem củ mì tươi đến bán cho các nhà máy chế biến đều phải qua khâu đo lường (thử) phần trăm chữ bột (điểm) để tính tiền. Nhưng chữ bột được các nhà máy khống chế ở mức tối đa là 30% nên cho dù thực tế chữ bột có cao hơn thì người bán cũng không được hưởng.
Nhiều nông dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa bị thiệt hại nặng vì mua nhầm giống cải bẹ trắng. Sau khi mua hạt giống về trồng, bà con mới phát hiện chúng không giống với giống cải bẹ trắng mà bà con thường trồng. Đã vậy, cải lại kém phát triển.
Thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, lúa thường bị rớt giá… là những bất lợi khi canh tác lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chạp, nông dân vẫn cứ sản xuất lúa ồ ạt và vẫn tiếp tục… thất vọng với vụ lúa hè thu.
Giá khoai lang giảm chưa từng có, nhiều nông dân ở Bình Tân (Vĩnh Long) chấp nhận bỏ ruộng khoai không thu hoạch vì tiền nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.
Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học & Công nghệ), Phòng Kinh tế huyện Tánh Linh (Bình Thuận), HTX Dịch vụ nông nghiệp Lạc Tánh đã triển khai mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm trên diện tích nhỏ tại vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Dũng (khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh) mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.