Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Xây Nhà Khang Trang

Nuôi Lợn Xây Nhà Khang Trang
Ngày đăng: 04/04/2012

Trước khi bén duyên với nuôi lợn, anh Trần Văn Lưu ở thôn Nam Sơn, xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã từng làm đủ nghề để kiếm sống, từ phụ vữa, rồi đi bẻ nhãn thuê…

Anh Lưu bảo, ngày trước gia đình anh nghèo lắm, nhà lại ít ruộng, nên cuộc sống rất khó khăn. Lúc đầu không có vốn, anh chỉ nuôi 2 con lợn gọi là nuôi cho vui, chứ tính ra kinh tế chẳng đáng là bao. Vốn cần cù chịu khó, năm 2000 anh thầu hơn 1ha đất bãi để trồng ngô, ngô tốt, bắp đều, vụ ngô năm đó anh thắng lớn. Có ngô cho lợn ăn, có vốn, anh đầu tư mua 20 con lợn về nuôi, lứa đầu chưa có kinh nghiệm, anh bị chết mất 2 con do bị bệnh tiêu chảy.

Anh Lưu cho biết: "Mình nuôi lợn lâu rồi, nhưng nuôi nhiều thì không dám vì còn non kinh nghiệm lắm. Sau lần thất bại đó, tôi tìm đến các trang trại lớn ở huyện để học hỏi và đọc thêm sách báo. Hóa ra nuôi lợn cũng cần có bài bản, kỹ thuật, chứ mình nuôi "bừa" là không ổn. Giờ chỉ cần nhìn thấy dáng đi, phân của lợn là tôi biết nó mắc bệnh gì và chỉ cần 2 mũi tiêm là khỏi đứt".

Cứ như vậy, mỗi lứa anh nuôi 20 - 30 con lợn, hơn 1ha ngô ngoài nghiền cho lợn ăn, anh bán bớt để mua cám và trang trải gia đình. Năm 2008, anh Lưu quyết định đầu tư chăn nuôi lớn. "Chăn nuôi nhỏ lẻ cũng có lãi, nhưng không đáng kể. Muốn có lãi thì phải nuôi số lượng lớn, thế là mình đầu tư hệ thống chuồng trại, nước rửa, cũng như việc tiêm phòng dịch bệnh... Từ năm 2008 đến nay, mỗi lứa tôi nuôi từ 60 - 80 con lợn thịt, một năm 3 lứa và khoảng 6 con lợn đẻ. Trung bình mỗi lứa xuất khoảng 3 tấn lợn hơi, trừ chi phí lãi 70 - 80 triệu đồng" - anh cho biết.

Theo anh Lưu, năm nay giá lợn thất thường, giá cám lại tăng cao nên chăn nuôi không khéo là không có lãi. Tuy nhiên, với kinh nghiệm chăn nuôi của mình anh vẫn giữ mức 60 con/lứa và chủ yếu nuôi lợn siêu nạc. Sau hơn chục năm gắn bó với con lợn, anh đã xây được nhà cửa khang trang, điều mà trước kia anh nằm mơ cũng không thấy.

Thứ tài sản quý nữa là anh đã trở thành một "bác sĩ thú y" chuyên "bắt bệnh" cho lợn, vừa để chữa bệnh cho lợn nhà, vừa giúp bà con phòng chống dịch cho đàn lợn, cùng chăn nuôi làm giàu!


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình trồng thanh long ruột đỏ Hiệu quả mô hình trồng thanh long ruột đỏ

“Mô hình thanh long ruột đỏ (tím hồng) ở ấp 1, xã Long Điền Đông A, đã khẳng định được hiệu quả. Đến nay đã có 5 hộ trồng, trong đó hộ ông Nguyễn Văn Hiền trồng 450 trụ, thu lợi nhuận 60 triệu đồng/năm”, ông Trần Hùng Cường, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết.

05/09/2015
Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới cho nông dân Thái Nguyên Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới cho nông dân Thái Nguyên

Những năm qua, người dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng tăng trọng của bò, thời gian nuôi kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

05/09/2015
Đầu tư máy cuốn rơm phục vụ sản xuất Đầu tư máy cuốn rơm phục vụ sản xuất

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

05/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm ở Quảng Bình Hiệu quả mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm ở Quảng Bình

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển đổi diện tích nuôi tôm lâu năm kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá mặn lợ ở địa phương, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp cùng Trạm Khuyến nông thị xã Ba Đồn triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm với quy mô 2.000m2 tại phường Quảng Thuận.

05/09/2015
Nuôi gà Ri lai an toàn sinh học hiệu quả được khẳng định Nuôi gà Ri lai an toàn sinh học hiệu quả được khẳng định

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn, UBND xã Mỹ Bằng tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học.

05/09/2015