Điểm Sáng Trong Thực Hiện Tam Nông
Là một xã thuần nông với trên 90% diện tích đất nông nghiệp nên việc được thụ hưởng từ chính sách “tam nông” trong những năm qua ở xã Tân Thành, TX.Ngã Bảy đều nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của người dân. Từ đó, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.
Nếu như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân xã Tân Thành chỉ đạt trên 16 triệu đồng vào năm 2008, thì nay tăng lên gần 30 triệu đồng.
Thu nhập tăng đồng nghĩa với mức sống của người dân cũng ngày một cải thiện, điều đó được thể hiện qua số liệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi hiện nay là 619 hộ, tăng gấp 5 lần so với năm 2008. Đặc biệt là xã đã xây dựng được 2 mô hình câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm, có 52 nông hộ tham gia.
Là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đồng thời là thành viên câu lạc bộ một tỉ đồng, ông Huỳnh Hoàng Anh cho biết: “Trước đây, chưa làm thủy lợi, các tuyến kênh ở đây bị bồi lấp. Từ khi được Nhà nước đầu tư nạo vét kênh mương giúp việc đưa nước vào vườn cũng như lấy nước ra ngoài rất thuận tiện nên năng suất cam sành tăng lên đáng kể”.
Gia đình ông Huỳnh Hoàng Anh, mặc dù có 20.000m2 đất sản xuất, nhưng cách đây hơn 5 năm, khi chưa đầu tư nạo vét tuyến kênh thủy lợi nội đồng cũng như xây dựng đê bao thì việc sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Nhưng từ năm 2008 đến nay, được Nhà nước đầu tư đê bao khép kín, nên anh mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trên chính diện tích mảnh vườn của gia đình. Hiện tại, với 5.000 gốc cam sành đang cho trái, gia đình anh đã có nguồn thu nhập mỗi năm trên 1 tỉ đồng.
Không chỉ hưởng lợi từ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông - thủy lợi mà những hộ nông dân trong xã Tân Thành còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Tiếp chuyện với chúng tôi trong căn nhà còn thơm mùi sơn mới, anh Huỳnh Văn Oanh, ở ấp Đông Bình, khoe: “Nhờ được ngân hàng hỗ trợ cho vay một số vốn để cải tạo lại mảnh vườn, rồi được chính quyền triển khai làm đê bao khép kín để trồng cam nên đến nay gia đình tôi mới thoát được cảnh nghèo”.
Là ấp được chọn chỉ đạo điểm trong triển khai thực hiện chính sách “tam nông” ở xã Tân Thành nên chỉ sau 5 năm, đời sống người dân trong ấp Đông Bình đã thay đổi rõ nét. Từ việc sản xuất manh mún, kém hiệu quả nhưng nay 100% hộ dân trong ấp đều chuyển sang trồng cam sành mang lại giá trị kinh tế cao. Nếu như năm 2008, ấp còn 40 hộ nghèo thì hiện nay không còn hộ nghèo.
Ông Huỳnh Thanh Văn, Bí thư Chi bộ ấp Đông Bình, cho biết: “Sau khi tiếp thu được tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 thì chúng tôi đã mạnh dạn vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi, trong đó cây có múi là cây trồng thế mạnh của chúng tôi. Nhờ trồng loại cây này mà cuộc sống người dân trong ấp giờ đã nâng lên rất nhiều”.
Riêng đối với xã Tân Thành, trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm đến 14,02% thì đến cuối năm 2013 giảm còn 3,32%. Ông Lê Văn Ngọt, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thành, cho biết: Sau khi Nghị quyết Trung ương 7 ra đời, chúng tôi đã triển khai ngay đến từng chi bộ ấp, từ đó làm cơ sở để các ấp hướng dẫn nhân dân thực hiện. Nhờ đó mà đến nay thu nhập bình quân của người dân năm sau đều cao hơn năm trước.
Có thể khẳng định, sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 7 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã thật sự làm thay đổi lớn cuộc sống người dân ở xã Tân Thành. Và tính hiệu quả đó càng được khẳng định qua việc Đảng bộ xã phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí để được công nhận xã nông thôn mới vào cuối năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.
Hôm rồi, Tư tôi về thăm nhà, hỏi chuyện đồng áng thì má kể rằng, vụ đông xuân vừa qua gặt được 320kg lúa khô. Má hạch toán: “Với chừng ấy sản lượng, nếu bán lúa với giá 1kg là 5 nghìn đồng thì tổng giá trị thu về 1,6 triệu đồng.
Trong vài năm gần đây do bị ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật đã làm cho nhiều doanh nghiệp bỏ dần thị trường truyền thống giá cao này mà tập trung mở rộng xuất khẩu sang thị trường dễ tính.
Chính nguyên nhân này đã tạo động lực để lãnh đạo xã có kế hoạch thay đổi cách nâng cao giá trị sản xuất cho người nông dân thông qua học nghề. Đức Hiệp cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh tổ chức lớp học trồng lúa năng suất cao.
Đáng chú ý nhất là gạo Việt Nam XK sang thị trường Philippines tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, Philippines nhập khẩu 687,150 tấn gạo từ Việt Nam với tổng giá trị 309,982 USD, tăng 134,1% về khối lượng và tăng 135,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.