Phát Triển Hồng Không Hạt Gia Thanh Ở Phù Ninh Góp Phần Nâng Cao Giá Trị Kinh Tế

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Phù Ninh có diện tích đất tự nhiên là 16.723,26ha, đất đồi gò và đất vườn chiếm 62,49% (5250,8ha). Đất đai ở đây phần lớn là đồi thấp chủ yếu được trồng bạch đàn. Tuy nhiên, sau một vài chu kỳ sản xuất bạch đàn, đất đai trở nên cằn cỗi, khó có thể canh tác các loại cây trồng khác.
Trong khi đó cây hồng Gia Thanh đã được người dân ở các xã trong huyện đã trồng từ lâu đời nay. Theo khảo sát, nghiên cứu của Hội Làm vườn tỉnh, ngành nông nghiệp, Sở Khoa học công nghệ Phú Thọ, đây là loại cây ăn quả trồng rất phù hợp với đất đồi trên địa bàn huyện Phù Ninh, nó là loại cây ăn quả đặc sản thuộc loại quý hiếm và có ưu điểm vượt trội: Quả to, lõi vàng không hạt, ăn giòn, vị thơm, ngọt dịu.
So sánh giá trị cây hồng với một số loại cây ăn quả khác trồng trên đất đồi của huyện Phù Ninh thì hồng Gia Thanh là loại quả đem lại giá trị kinh tế rất cao.
Dự án trồng hồng Gia Thanh giai đoạn 2005-2008 trên diện tích 3ha thuộc đồi Quan Toán của xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh) hiện nay cây đã cho thu hoạch.
Nhằm khai thác những tiềm năng lợi thế sản phẩm hàng hóa truyền thống có thế mạnh của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Năm 2005, UBND huyện Phù Ninh đưa Dự án phát triển cây hồng Gia Thanh vào thực hiện.
Quá trình thực hiện, huyện đã xây dựng mô hình trồng, thâm canh trên đất đồi sau khai thác bạch đàn, tiến hành tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân, tuyển chọn cây hồng ưu tú, xây dựng vườn ươm, phân tích mẫu đất, mẫu quả, hệ thống bơm cấp nước tưới, cách trồng, chăm sóc, bảo đảm các yếu tố chống rửa trôi, xói mòn bảo vệ đất đai...
Kết quả, với diện tích của mô hình 30ha đã trồng được 1.200 cây trên của địa bàn xã Gia Thanh, trong đó có 12,727ha trồng tập trung ở đồi Mon De, đồi Quan Toán và 17,272ha ở các vườn hộ gia đình, cây hồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho thu hoạch khá và là mô hình cho nông dân trong huyện tham quan học tập, sản lượng quả hồng thu hoạch hàng năm từ 300-400 quả/cây.
Từ thành công của Dự án diện tích cây hồng tiếp tục được mở rộng ra các vườn đồi của nhiều gia đình. Hiện nay, ngoài diện tích thuộc dự án, các hộ dân cũng đã đầu tư trồng được hơn 20ha.
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phù Ninh năm 2010-2015, trong đó xác định, cây hồng Gia Thanh là loại cây đặc sản, đem lại giá trị kinh tế cao, nâng nguồn thu nhập cho nông dân và giải quyết được việc làm tại chỗ cho lao động ở nông thôn.
Cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện dự án mở rộng diện tích trồng hồng Gia Thanh trên địa bàn huyện. Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn đã lựa chọn các xã Trung Giáp, Hạ Giáp, Bảo Thanh, Gia Thanh, Phú Nham, thị trấn Phong Châu để mở rộng diện tích trồng, vận động các hộ dân phá bỏ vườn tạp kém hiệu quả để trồng hồng, đồng thời phối hợp với UBND xã Gia Thanh tuyển chọn từ 173 cây hồng ưu tú và chỉ đạo 19 hộ dân trong xã ươm giống.
Sau hơn 2 năm thực hiện dự án, nông dân đã nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết của việc đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất và mở rộng diện tích cây hồng Gia Thanh một cách vững chắc, mở ra triển vọng sử dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đồi vườn, góp phần nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác…
Hiện tại các vườn ươm đã giâm hom được hàng ngàn cây giống đảm bảo tiêu chuẩn để phục vụ kế hoạch trồng mới và triển khai trồng được 16ha của các xã nằm trong vùng dự án.
Huyện Phù Ninh tăng cường chỉ đạo nhân dân chuyển đổi những diện tích đất trồng cây kém hiệu quả, cải tạo vườn tạp và đất gò đồi phù hợp để phát triển hồng Gia Thanh tại các xã đã quy hoạch vùng dự án; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng vốn vào mục đích sản xuất; tham mưu, đề xuất với các cơ quan chức năng thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư kịp thời để nhân dân yên tâm sản xuất; tiếp tục chuyển giao KHKT đến hộ nông dân, đồng thời kiểm tra, giám sát thực hiện dự án.
Dự án phát triển hồng Gia Thanh phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Phù Ninh.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong mở rộng diện tích trồng cây hồng cũng như việc nâng cao giá trị chất lượng cho loại cây quả đặc sản này, các cơ quan chức năng cần tăng cường việc đầu tư thâm canh, kỹ thuật canh tác của các hộ dân để hạn chế kiểu canh tác cũ, lạc hậu làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất quả, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết tận gốc những vấn đề về kỹ thuật phòng trừ những loại sâu bệnh hại quả, hạn chế tình trạng rụng hoa.
Có thể bạn quan tâm

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập...

Nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, đoàn kết, khắc phục khó khăn, lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến đàn gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh và là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh như: Tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng... phát sinh, lây lan, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để duy trì và đảm bảo tổng số đàn vật nuôi, huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng. Nhờ vậy nhiều năm nay, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra hay gia súc bị chết vì nắng nóng.

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.