Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng-Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc, Gia Cầm

Chủ Động Phòng-Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 03/10/2014

Theo Chi cục Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số ổ dịch cúm A (H5N1) trên đàn gia cầm tại các huyện Ia Grai, Đak Pơ và TP. Pleiku.

Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.

Thời gian qua, các địa phương và ngành Thú y đã tổ chức tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt I-2014 được 325.681 liều vắc xin lở mồm long móng tuýp O, đạt gần 90% so với tổng đàn gia súc hiện có của tỉnh. Việc tổ chức tiêu độc khử trùng đợt I đạt được những kết quả rất tốt.

Hiện nay, dịch cúm A (H5N6) trên đàn gia cầm đã xuất hiện tại tỉnh Quảng Ngãi. Để ngăn chặn không cho dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.

Theo đó, ngành chức năng tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng-chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm của gia đình. Tổ chức tiêu độc khử trùng tại nơi chăn nuôi, buôn bán và giết mổ.

Cùng với đó là phân công cán bộ kỹ thuật giám sát địa bàn chặt chẽ, kiểm soát dịch bệnh động vật và sản phẩm động vật đến tận hộ chăn nuôi. Đặc biệt, 3 huyện biên giới Đức Cơ, Ia Grai và Chư Prông chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm soát vận chuyển buôn bán, vận chuyển sản phẩm động vật trái phép vào địa bàn…

Theo số liệu của Cục Thống kê, tính đến ngày 1-4-2014 tổng đàn bò của tỉnh đạt 332.441 con, đàn trâu 14.067 con, heo 415.673 con và đàn gia cầm 2.278.176 con.

Ông Nguyễn Văn Quý-Trưởng trạm Kiểm dịch Động vật Song An cho hay: Công tác kiểm soát gia súc, gia cầm tại trạm được tiến hành nghiêm túc nên đã phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, hiện nay một số xe khách chất lượng cao vẫn lén lút vận chuyển gia cầm nên rất khó kiểm tra.

Đây là một trong những khó khăn mà các lực lượng chức năng đang gặp phải. Bên cạnh đó, các xe tải nhỏ không đi qua Trạm mà vận chuyển đi vào tuyến đường tránh của thủy điện An Khê-Ka Nak gây khó trong việc kiểm soát.

Dù vậy, các lực lượng chức năng của trạm vẫn thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát ngăn chặn không cho xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Nhờ vậy đã hạn chế được các trường hợp xuất, nhập gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch.


Có thể bạn quan tâm

Vị ngọt trái cây đầu mùa Vị ngọt trái cây đầu mùa

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.

29/05/2015
Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.

29/05/2015
Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

29/05/2015
Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

29/05/2015
Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

29/05/2015