Hào hứng biogas
Công trình hầm biogas giảm tải ô nhiễm môi trường
Ông Chu Minh Thể, cán bộ khuyến nông xã Tân Dĩnh cho biết, với số lượng gia súc lớn và chủ yếu chăn nuôi theo hình thức gia trại xen lẫn trong khu dân cư gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của người dân xung quanh.
Đã có không ít lần các hộ dân tập trung gửi đơn kiện lên xã vì mùi chất thải chăn nuôi quá nồng nặc.
Ngay sau khi dự án được triển khai, các hộ chăn nuôi đã chủ động đăng ký xây, lắp.
Việc người dân gửi đơn kiện lên xã đã không còn. Các hộ chủ yếu xây hầm gạch có dung tích khoảng 15 - 20 m3.
Môi trường xung quanh không những được cải thiện mà nguồn khí sinh ra từ hầm còn được tận dụng làm chất đốt dùng trong sinh hoạt và thắp sáng.
Hiện toàn xã có từ 60 - 70 hộ đã đăng ký xây, lắp hầm biogas vào năm 2016.
Công tác hỗ trợ vốn cho người dân minh bạch, rõ ràng.
Ngay sau khi xây, lắp và tiến hành nghiệm thu, dự án chuyển tiền hỗ trợ trực tiếp thông qua số chứng minh nhân dân của chủ hộ mà không qua bất kì khâu trung gian nào, đảm bảo tiền đến tận tay người dân.
Ông Ngô Sỹ Bảo, thôn Tân Sơn 3 cho chia sẻ, gia đình trước giờ vẫn duy trì nuôi từ 30 - 40 con lợn, cũng đã có hầm chứa chất thải từ trước.
Ngay khi biết thông tin được hỗ trợ vốn để xây hầm biogas, gia đình đăng ký làm luôn.
Khí thì để dùng nấu thức ăn cho lợn cũng đỡ được phần nào chất đốt, chất thải cũng không còn mùi như trước.
Trong quá trình triển khai dự án, mỗi hộ tham gia dự án, ngoài việc được hỗ trợ kinh phí còn được dự 1 lớp tập huấn ngắn trong 2 ngày để vận hành công trình khí sinh học sao cho hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, trong thôn có nhà bà Liệu, ông Ban và một số hộ khác cũng xây hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Xã Tân Dĩnh nói riêng và huyện Lạng Giang nói chung đã nhận thức được vai trò và hiệu quả rất lớn của các công trình khí sinh học tới môi trường và đời sống.
Ông Hoàng Văn Sơn, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Lạng Giang cho biết, dự án mới được triển khai trên địa bàn huyện được 2 năm nhưng đã có được những thành công bước đầu.
Toàn huyện đã xây, lắp được 700 công trình với dung tích đa dạng từ 12 - 30 m3.
Đặc tính của hầm composite là nhanh, gọn và tiện lợi, song dung tích nhỏ, không phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân nên đa phần các công trình biogas là hầm gạch với dung tích chủ yếu từ 16 - 20 m3.
Tính từ đầu năm đến tháng 10/2015, toàn huyện xây, lắp được 260 công trình (đã nghiệm thu 160 công trình).
Bắt đầu triển khai dự án, Phòng NN-PTNT huyện đã gửi các văn bản tuyên truyền sâu rộng về các xã, thôn.
Đồng thời, tuyên truyền trên các đài truyền thanh xã, huyện về lợi ích của dự án tới môi trường và việc hỗ trợ kinh phí đối với các hỗ tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm
Theo chân anh Dũng - cán bộ xã Mậu Duệ (yên Minh), chúng tôi vượt qua gần 5km đường núi quanh co với độ dốc lớn từ trung tâm xã đến Khâu Piai, một thôn vùng cao của xã Mậu Duệ. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, năng suất lúa, ngô đã tăng đáng kể; sản lượng lương thực ngày một cao, đời sống của người dân cũng đỡ vất vả hơn.
Sau những chuyến đi chơi ở Bắc Bình và nhận thấy địa phương này có nhiều hộ nuôi dông sinh sản, tuy nhiên khâu thu hoạch dông con gặp phải những khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, anh Ngô Viết Năng đã về bàn bạc cùng các anh Tôn Văn Bảo, Trần Văn Nhân thuộc khu phố 2, phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết tìm ra một giải pháp thu hoạch mới.
Nấm cục trắng là loài hiếm thấy, lớn lên ở Italy và có kích thước thông thường bằng quả óc chó. Đây là một loại thực phẩm được ưa chuộng, các món ăn chứa thành phần nấm cục trắng thông thường có giá hàng trăm USD. Người phát hiện ra cây nấm cục "khổng lồ" này cho biết nó nằm sâu dưới lòng đất 4 inches (10cm).
Brazil có giá thành mía vào loại thấp nhất 12 USD/tấn nhờ tạo ra được 12 tấn đường/ha; Thái Lan 25 USD/tấn mía, 8 tấn đường/ha; trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 5,4 tấn đường/ha nên giá thành mía lên đến 50 USD/tấn.
Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.