Nuôi Kỳ Đà Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Krông Pa (Gia Lai)

Nhằm đa dạng hóa các loại vật nuôi, năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa (Gia Lai) triển khai mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm hộ gia đình tại thị trấn Phú Túc. Mô hình được triển khai tại 3 hộ gia đình, với tổng kinh phí gần 292 triệu đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 170 triệu đồng, vốn nông dân đối ứng gần 122 triệu đồng.
Mỗi hộ được cấp 60 kg kỳ đà giống (tương đương với 33 triệu đồng với tổng số khoảng 80 con giống), hỗ trợ 50% chi phí thức ăn và thú y, cũng như tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân. Sau 5 tháng triển khai thực hiện, kỳ đà sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít bệnh tật, trọng lượng trung bình mỗi con đạt khoảng 3,5 kg. Với giá bán trung bình khoảng 350 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu của mỗi hộ được khoảng 98 triệu đồng, sau khi trừ đi các loại chi phí thì thu được lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng.
Ông Ksor Blăk-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa cho biết: Kỳ đà rất dễ nuôi, ít bệnh tật, lớn nhanh. Thức ăn cho kỳ đà được tận dụng từ nhiều nguồn phụ phẩm dư thừa ở địa phương. Trong khi đó, đầu ra tương đối ổn định, thương lái ở các tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên… đến tận nơi để đặt hàng với số lượng lớn.
Bà Phạm Thị Xuyến-tổ dân phố 6, thị trấn Phú Túc, dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi kỳ đà rộng hơn 65 m2 của gia đình. Bà phấn khởi cho biết: Đây đã là năm thứ hai gia đình tôi triển khai nuôi kỳ đà. Năm 2011, tôi đầu tư làm chuồng trại để nuôi thử nghiệm 30 con kỳ đà, kết quả rất khả quan, xuất chuồng được khoảng 1,3 tạ với giá bán tại thời điểm đó khoảng trên 400 ngàn đồng/kg, sau khi trừ đi các chi phí lợi nhuận mà gia đình thu về được trên 20 triệu đồng.
Phấn khởi với những thành công bước đầu, năm 2012 bà tiếp tục đầu tư mở rộng thêm chuồng trại, thả nuôi hơn 1,6 tạ giống (trong đó 60 kg giống thuộc mô hình) đến thời điểm này gia đình bà đã xuất bán được đợt đầu khoảng 1 tạ kỳ đà thương phẩm với giá bán trung bình khoảng 350 ngàn đồng/kg. Số còn lại khoảng trên 70 con hiện tại vẫn đang sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi con đạt trọng lượng khoảng 2,5 - 3 kg. Mặc dù giá kỳ đà năm nay thấp hơn những năm trước nhưng lợi nhuận thu được vẫn cao hơn nhiều so với đầu tư trồng mì, thuốc lá hay lúa.
Bà Xuyến cho biết thêm: Do giá con giống hiện nay trên thị trường khá đắt đỏ (550 ngàn đồng/kg), vì vậy tôi dự định sẽ đầu tư nuôi thử nghiệm kỳ đà sinh sản, nếu thành công thì hiệu quả sẽ rất cao.
Related news

Năm 2014, tỉ lệ thiệt hại trên tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng khá cao (trên 41%), tuy nhiên sản lượng vẫn đạt trên 80.000 tấn theo kế hoạch đề ra. Kết quả ấy là do người nuôi tôm đã chuyển đổi cơ cấu giống từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý.

Ngày đầu tuần tháng 1, sau chuyến đi biển cuối năm gặp trục trặc về máy móc, tàu câu mực lớn nhất Đà Nẵng ĐNa 90567 được ngư dân Trần Văn Mười cho lên đà bảo dưỡng. Phút rảnh rỗi, Trần Văn Mười tâm sự: “Tuy năm nay mất mùa mực, song giá mực cao hơn năm ngoái khoảng 25.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng khá cao so với các nghề khác.

Sò huyết được nuôi xen canh với tôm, cua tại các vuông nuôi thủy sản vùng nước mặn của Cà Mau, tập trung nhiều ở huyện Cái Nước. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước thống kê cả huyện có trên 6.600ha sò huyết, tập trung nhiều ở xã Đông Thới và Trần Thới.

Trước nhu cầu sử dụng các tuyến ống để phục vụ thoát nước thải và cấp nước mặn trong nuôi tôm chân trắng ở các xã ven biển huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), UBND tỉnh đã hỗ trợ trang cấp hơn 40 ngàn ống PVC các loại, 195 ống buy bê tông các loại và nhiều phụ kiện vật tư khác.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được huyện tập trung, thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử lý 146 trường hợp, trong đó có 14 trường hợp giã cào bay hoạt động sai tuyến. Đồng thời, tổ chức 2 lớp tập huấn cho 200 ngư dân tại xã Phước Thể về công tác nâng cao năng lực ứng phó với bão lốc khi ra biển hoạt động.