Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu
Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã.
Chúng tôi theo chân ông Trần Văn Trương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Ninh (Dương Minh Châu - Tây Ninh) đến thăm trại nuôi kỳ đà của anh Trương Nguyên để hiểu rõ hơn về hiệu quả của mô hình này.
Trò truyện với chúng tôi, anh Nguyên vui vẻ kể về con đường đến với kỳ đà của mình. Trước đây, anh cũng đã lăn lộn với nhiều nghề để kiếm sống như: trồng rau, nuôi gà,… nhưng đều không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, vì thế cái nghèo cứ bám riết gia đình anh. Một lần tình cờ có người nuôi kỳ đà chào bán loại động vật này, anh thấy chưa có nhiều hộ nuôi nên quyết định "liều một phen".
Với số vốn ít ỏi, cộng thêm vay mượn bạn bè được gần 20 triệu đồng, anh mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi 24 con kỳ đà. Do lần đầu nuôi nên kiến thức về kỳ đà của anh còn hạn hẹp, nhưng với bản tính kiên trì, chịu khó học hỏi, dần dần anh Nguyên đã khắc phục được mọi khó khăn.
Theo lời anh Nguyên, nuôi kỳ đà không khó, chúng hầu như không có dịch bệnh, nguồn thức ăn lại dồi dào, giá rẻ. Nhìn những con kỳ đà lớn nhanh như thổi đang nằm phơi nắng, anh tiết lộ: "Kỳ đà đang trong giai đoạn mang thai, chẳng bao lâu nữa tôi sẽ có cả đàn kỳ đà con". Hiện, giá bán kỳ đà giống lên tới gần 400.000 đồng/kg; kỳ đà bố, mẹ 450.000 đồng/kg, có lúc lên tới gần 500.000 đồng/kg.
Nuôi kỳ đà đang là mô hình mới ở Phước Ninh, bước đầu đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt. "Chẳng mấy chốc mô hình này sẽ được nhân rộng ra toàn xã", anh Nguyên khẳng định.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương cho biết, trên địa bàn xã Phước Ninh nói riêng, huyện Dương Minh Châu nói chung, nuôi kỳ đà vẫn là mô hình mới. Tuy nhiên, kết quả bước đầu cho thấy, đây là mô hình kinh tế có triển vọng. "Chính quyền xã luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để bà con phát triển, nhân rộng mô hình", ông Trương nhấn mạnh
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao với tin đồn có thương lái Trung Quốc đặt vấn đề thu mua đọt và lá khoai lang non với giá cao, đặt hàng số lượng lớn tại vùng chuyên canh khoai lang của huyện Bình Tân (Vĩnh Long).
Vì lẽ trên mà liên tiếp 3 phiên biển (từ tháng 3 đến tháng 5), lượng cá tàu ông Cả đánh bắt được giảm 1/3 so với mọi năm nên bị lỗ tổn. Thế nên chuyến biển vừa rồi, 2 con tàu có công suất 600 CV không còn sánh đôi trên cùng một vùng biển mà được ông Cả tách ra, chiếc đến Trường Sa, chiếc ra Hoàng Sa.
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn (GLCH) theo đơn đặt hàng của Viện BVTV. Đây là tín hiệu vui cho các vùng sản xuất lúa bấp bênh, nhất là tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Bộ Công Thương cho biết, 5 tháng đầu năm 2014, sản lượng phân đạm urê ước đạt 938,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2013; phân NPK khoảng 970,9 nghìn tấn, giảm 1,3% so cùng kỳ; phân lân (Tập đoàn Hoá chất Việt Nam) đạt 677,4 nghìn tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ; phân bón DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) đạt 99,9 nghìn tấn, giảm 6,2%.
Nhằm giúp bà con tiêu thụ vải thiều thuận lợi, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thành lập đoàn công tác khảo sát các thị trường truyền thống tại một số tỉnh, thành phố và cửa khẩu quốc tế như: Hà Khẩu (Lào Cai), Tân Thanh (Lạng Sơn), Hà Nội, một số thành phố lớn khác.