Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã.
Chúng tôi theo chân ông Trần Văn Trương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Ninh (Dương Minh Châu - Tây Ninh) đến thăm trại nuôi kỳ đà của anh Trương Nguyên để hiểu rõ hơn về hiệu quả của mô hình này.
Trò truyện với chúng tôi, anh Nguyên vui vẻ kể về con đường đến với kỳ đà của mình. Trước đây, anh cũng đã lăn lộn với nhiều nghề để kiếm sống như: trồng rau, nuôi gà,… nhưng đều không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, vì thế cái nghèo cứ bám riết gia đình anh. Một lần tình cờ có người nuôi kỳ đà chào bán loại động vật này, anh thấy chưa có nhiều hộ nuôi nên quyết định "liều một phen".
Với số vốn ít ỏi, cộng thêm vay mượn bạn bè được gần 20 triệu đồng, anh mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi 24 con kỳ đà. Do lần đầu nuôi nên kiến thức về kỳ đà của anh còn hạn hẹp, nhưng với bản tính kiên trì, chịu khó học hỏi, dần dần anh Nguyên đã khắc phục được mọi khó khăn.
Theo lời anh Nguyên, nuôi kỳ đà không khó, chúng hầu như không có dịch bệnh, nguồn thức ăn lại dồi dào, giá rẻ. Nhìn những con kỳ đà lớn nhanh như thổi đang nằm phơi nắng, anh tiết lộ: "Kỳ đà đang trong giai đoạn mang thai, chẳng bao lâu nữa tôi sẽ có cả đàn kỳ đà con". Hiện, giá bán kỳ đà giống lên tới gần 400.000 đồng/kg; kỳ đà bố, mẹ 450.000 đồng/kg, có lúc lên tới gần 500.000 đồng/kg.
Nuôi kỳ đà đang là mô hình mới ở Phước Ninh, bước đầu đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt. "Chẳng mấy chốc mô hình này sẽ được nhân rộng ra toàn xã", anh Nguyên khẳng định.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương cho biết, trên địa bàn xã Phước Ninh nói riêng, huyện Dương Minh Châu nói chung, nuôi kỳ đà vẫn là mô hình mới. Tuy nhiên, kết quả bước đầu cho thấy, đây là mô hình kinh tế có triển vọng. "Chính quyền xã luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để bà con phát triển, nhân rộng mô hình", ông Trương nhấn mạnh
Related news

63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào

Đón xuân mới Nhâm Thìn cũng là thời điểm nông dân Đầm Dơi (Cà Mau) hăm hở bước vào vụ chính nuôi tôm công nghiệp. Năm qua, toàn huyện thu hoạch 35.000 tấn tôm thương phẩm. Nhiều hộ sau 1 vụ nuôi tôm thẻ khoảng 75 ngày, thu lãi vài trăm triệu đồng. Đây là một hấp lực lớn thúc đẩy phong trào nuôi tôm công nghiệp năm 2012 phát triển mạnh

Tại huyện Chiêm Hóa, đồng chí Trần Văn Tú, Phó trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện cho biết, vụ mùa này toàn huyện phấn đấu gieo cấy 5.631 ha lúa; 902 ha ngô; 828 ha lạc...

Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha