Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở các tỉnh, thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng diện tích đất vườn cạnh nhà, xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng. Trung bình, heo rừng giống đạt trên dưới 10kg có thể xuất bán trên 2,5 triệu đồng/con.
Ở tỉnh Bến tre hiện có không ít hộ nông dân nuôi cả ngàn con heo rừng các loại. Hằng năm, các hộ nuôi xuất bán heo rừng giống và thịt heo rừng thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/hộ. Anh Nguyễn Quang Huệ ở xã An Bình Tây, huyện Ba Tri cho biết: “Heo rừng là loài động vật hoang dã. Mặc dù, khi nuôi phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm; chi phí đầu tư mua con giống và xây dựng chuồng nuôi ban đầu khá cao, nhưng heo rừng dễ nuôi, ăn tạp, chăm sóc và theo dõi không khó, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp; khi được chăm sóc tốt heo rất mau lớn”.
Chuồng nuôi heo rừng được thiết kế rất đơn giản bằng cách xây cột bằng xi măng hay cột gỗ trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Cột xây hoặc trồng cao khoảng 1m bao quanh bằng lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn. Bên trong chuồng, được thiết kế mặt bằng xi măng hoặc bằng đất và một cái hồ nước để heo xuống nước tắm dễ dàng. Anh Nguyễn Quang Huệ hiện có chuồng nuôi trong vườn cạnh nhà với hơn 100 con heo rừng các loại. Anh tâm sự: “Trước đây, tôi là chủ trang trại nuôi bò và nuôi cá…
Nhưng làm ăn không hiệu quả do giá bò, cá bấp bênh nên sau khi học hỏi kỹ thuật nuôi heo rừng của những người quen, tôi quyết định đầu tư vốn xây chuồng và cho trồng chuối, rau muống, rau trai các loại trong vườn nhà rồi mua 7 con heo rừng giống đem về thả nuôi. Đến nay, đàn heo đã phát triển lên rất nhiều, tôi vừa cung cấp heo rừng giống và heo rừng thịt cho những người có nhu cầu khắp nơi”.
Anh Huệ nuôi heo rừng chủ yếu là: tấm cám, lục bình, thân cây chuối xắt nhỏ và rau, củ, cỏ các loại… Bình quân, đầu tư trên dưới 30.000đồng thức ăn/ngày, sau 12 tháng nuôi, con heo rừng sẽ đạt trọng lượng trên 100kg. Nói về kinh nghiệm khi cho heo rừng phối giống, anh Huệ bộc bạch: “Lúc heo rừng cái động đực lần đầu, tôi không vội cho phối giống mà phải chờ đến lần thứ hai mới cho phối giống. Như vậy sẽ đạt kết quả 100%. Thời gian heo rừng thụ thai đến khi sinh khoảng gần 4 tháng, mỗi lứa đẻ 5-7 con".
Chuồng heo rừng được anh Huệ xây dựng trải dài trên diện tích 1.500m2 trong khu vườn rộng 8.000m2. Mỗi ô chuồng được anh thiết kế khoảng 20m2. Trong thời gian nuôi, để tránh dơ chuồng và giúp đàn heo rừng phát triển nhanh, anh Huệ còn thường xuyên theo dõi nguồn thức ăn thừa - thiếu của heo, vệ sinh chuồng sạch sẽ mỗi ngày một lần và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh. Nhờ vậy, đàn heo rừng nuôi của anh tăng trưởng nhanh, không bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp và sinh sản đều.
Trong thời gian nuôi từ cuối tháng 3/2009 đến nay, gia đình anh đã xuất bán được hàng chục con heo rừng giống và hàng trăm ký heo rừng thịt thương phẩm. Giá heo rừng giống được anh bán cả triệu đồng/con (bình quân 300.000đ/kg) và heo rừng thịt bán với giá 100.000đ/kg. Thế nhưng đàn heo rừng của anh nuôi không đủ để bán. Hiện tại, anh Huệ đang nuôi cả trăm con heo rừng các loại trong chuồng và đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre cấp giấy phép chứng nhận trại chăn nuôi động vật hoang dã.
Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 2 đến 8.12, tại Bắc Ninh, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) phối hợp Sở Công Thương Bắc Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội chợ Công thương, Nông sản an toàn miền Bắc 2015. Đây không chỉ đơn thuần là dịp để người bán- người mua gặp gỡ nhau, m
áng 24.12, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức sơ kết Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” và “Chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ”.
Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đại diện IPSARD đã đưa ra đề xuất mô hình bảo hiểm cho cây cà phê tại Tây Nguyên.
Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, 100% số xã trên địa bàn đã có đề án phát triển sản xuất được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, tập trung vào các lĩnh vực phát triển sản xuất công nghệ cao đối với rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, bò sữa,...
Thống kê chưa đầy đủ của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy diện tích lúa bị thiệt hại lên đến trên 10.000 ha. Điều đáng nói diện tích này chưa dùng lại mà có khả năng tăng từng ngày do nắng nóng, trời ít mưa, xâm nhập mặn.