Trồng Nấm Bào Ngư Được Đảm Bảo Đầu Vào, Bao Tiêu Đầu Ra
Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.
Thời gian gần đây, nơi đây đã xuất hiện mô hình trồng nấm bào ngư theo hình thức khép kín từ đảm bảo chất lượng đầu vào (phôi nấm) đến đảm bảo đầu ra sản phẩm nấm cho người trồng.
Cụ thể, hiện tại có một nhóm người đã đứng ra đảm nhận việc cung ứng phôi nấm chất lượng với giá cả hợp lý và bảo hành từ 20 ngày đến 1 tháng (thời gian phôi phát triển thành nấm; khi nấm xảy ra sự cố, các bên ngồi lại cùng xác định nguyên nhân để có mức hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, rủi ro với người trồng);
Hỗ trợ kỹ thuật làm trại, kỹ thuật chăm sóc nấm cho người trồng; sản phẩm nấm sản xuất ra của hộ dân đảm bảo được mua hết và không thấp hơn giá sàn. Mô hình sản xuất nấm khép kín này đang được người dân quan tâm mở rộng quy mô sản xuất nấm.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, với diện tích đất tự nhiên trên 115.000 ha, trong đó chiếm phần lớn là đất đỏ ba dan màu mỡ, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có nhiều lợi thế để phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, sắn và các loại cây ăn quả.
Nằm phơi mình trên bãi cát dài của làng chài Mân Thái (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) là hàng trăm thuyền thúng của rất nhiều hộ sinh sống bằng nghề đánh bắt gần bờ.
Tại buổi làm việc với ngành nông nghiệp ngày 30-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương xử lý dứt điểm tình trạng giết mổ lậu, bơm nước vào heo, bò. Ngoài ra, ngành cần đẩy nhanh việc thực hiện các cánh đồng lớn trên lúa, mía, bắp, điều... và đẩy cao năng suất, chất lượng trong chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh. Ngành cũng cần làm cầu nối để liên kết doanh nghiệp với nông dân, tạo đầu ra thuận lợi cho nông sản, thực phẩm.
Sau hơn 10 năm áp dụng phương pháp trồng hoa hồng trên đất lúa, đến nay mô hình trồng hoa của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đã mở rộng gần 4.000m2 và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.