Nuôi Heo Quy Mô Lớn, Lợi Nhuận 350 Triệu Đồng/năm Ở An Giang

Ông Đỗ Văn Chức, nông dân ấp Tân Vọng (xã Vọng Thê, Thoại Sơn - An Giang), cho biết: Với diện tích chuồng 500 m2, mỗi năm gia đình ông nuôi từ 13 – 20 con heo nái đẻ và từ 8 – 10 con heo nái hậu bị. Số lượng heo con đẻ ra khoảng 200 con/năm, gia đình ông giữ lại nuôi heo thịt.
Mỗi năm, ông thu được từ tiền bán heo hơn 1,2 tỷ đồng, sau khi trừ đi chi phí còn lãi 350 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Chức còn thả nuôi hầm cá tạp 800 m2 và canh tác 2 héc-ta lúa, mang lại lợi nhuận trên 70 triệu đồng/năm.
Nhiền năm nay, ông Đỗ Văn Chức là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Vọng Thê.
Có thể bạn quan tâm

Thường xuyên trực ở bên lợn nái là cần thiết để có thể hỗ trợ cho lợn khi thấy có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ. Điều cần chú ý trong giai đoạn này là chỉ can thiệp khi cần thiết, để cho lợn được đẻ tự nhiên càng thoải mái càng tốt.

Thời kỳ này lợn nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Trung bình lợn nái và đàn lợn con cần 35 – 50 lít nước/ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết.

Nguy cơ mùi hôi trong thịt từ toàn bộ lợn đực hữu cơ có thể được giảm bớt nếu lợn được làm sạch phân và trọng lượng giết mổ lúc còn sống là thấp hơn so với bình thường.

Trong thời gian còn bú mẹ, heo con được nhận các globulin miễn dịch IgA trong sữa (ngoài các IgG, IgM và IgA trong sữa đầu ở 24 giờ đầu tiên sau đẻ). IgA được hấp thu vào niêm mạc và bao phủ bề mặt lông nhung để ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn E. coli và các vi sinh vật khác bám lên lông nhung rồi xâm nhập vào trong ruột.

Bí quyết giúp heo cái sữa đạt năng suất tăng trưởng tối đa - Phần 2