Vệ sinh chuồng trại nuôi heo hiệu quả
1. Tắm cho heo:
Nên tắm cho heo mỗi ngày một lần, tắm sao bữa ăn sáng. Mỗi lần tắm heo là kết hợp với việc xịt rửa luôn chuồng heo sạch sẽ.
Tất cả heo con (trên 2 tuần tuổi ) heo lứa heo chửa heo đang nuôi con đều cần phải tắm cả. Khi tắm nên dùng bàn chải ni lông chà xát với xà bông lên khắp mình heo, nhất là những nơi lấm bẩn cho sạch sẽ.
Có được tắm chải kỹ hằng ngày như vậy heo mới tránh được những bệnh ngoài da như bệnh ghẻ, bệnh xà mâu, và loại trừ được các loại ký sinh trùng ve rận sống bám trên nó.
2. Phương pháp gìn giữ vệ sinh chuồng heo:
Công việc gìn giữ vệ sinh chuồng trại heo tuy khá nhiều việc phải làm, nhưng biết sắp xếp mọi việc có tính khoa học thì việc tưởng là khó thực hiện lại hóa ra dễ và tốn hao ít công sức nữa .
Nên chia công việc ra từng loại để thấy những công việc cần phải làm ngay trong ngày, và cũng có những công việc cần làm theo tháng, theo quí vài quí một lần:
Những công việc cần cập nhật hóa: Những việc cần làm trong một ngày thường là những việc “lặt vặt” nhưng nặng công như:
– Tắm heo và xịt rửa chuồng: heo chỉ cần tắm ngày một lần, nhưng xịt rữa chuồng heo ít lắm hai ngày một lần sau bữa ăn sáng và chiều.
Trước khi xịt rữa chuồng cần phải thu dọn phân và quét tước hết mọi rơm rạ cũ đã rải cho heo nằm đêm hôm trước. Phân heo được tập trung vào hố phân nằm cách xa chuồng ít lắm vài mươi mét.
Hố phân phải có tường hay bờ bao, trên có mái mưa che nắng. Nước tắm heo và nước rửa chuồng theo mươn rãnh thoát hết ra ngoài, không để tù đọng dơ bẩn.
– Mỗi lần xịt rửa chuồng nên tranh thủ cọ rửa sạch sẽ máng ăn, máng uống (nếu có) cách dụng cụ chăn nuôi khác.
Những việc làm định kỳ theo tháng: Mỗi tháng nên tu bổ và vét sạch khai thông các mương rãnh thoát nước trong khu vực chuồng trại nuôi heo, như vậy nước dơ bẩn từ các dãy chuồng mới thoát hết ra ngoài, và trong mùa mưa bão không ngập úng .
– Tổ chức đặt lẫy, rải bã để diệt chuột, hầu ngăn chặn những tác nhân truyền bệnh đến cho heo, đồng thời hạn chế được việc thất thoát thức ăn của heo do chuột bọ kéo đến phá hại.
– Tu bổ máng ăn, máng uống, nền chuồng, vách ngăn do heo ủi phá làm bong tróc, hư hỏng..
Những việc làm định kỳ như theo quí: Hàng quí, có thể là 1 hay 2 quí một lần, cần tổng vệ sinh chuồng trại một cách quy mô từ bên trong lẫn bên ngoài khu vực heo:
– Sát trùng chuồng trại : Cọ rửa sạch sẽ tất cả các ngăn chuồng, dãy chuồng, từ khu vực nuôi heo con, heo lứa, heo nái, heo thịt…
Cọ rửa từ nền chuồng đến các vách ngăn bằng nước xà bông kết hợp thuốc sát trùng để tận diệt mầm bệnh. Sau đó, tạm thời dời heo qua khu vực an toàn để phun xịt thuốc sát trùng, xong khu vực này làm khu vực khác.
Trong việc sát trùng chuồng trại, còn một cách nữa là mỗi năm nên quét vôi một vài lần khắp cả tường vách trong khu vực chuồng trại và rải vôi sống bên ngoài khu vực chăn nuôi.
– Khai quang chung cảnh khu vực chăn nuôi:
Để tránh ruồi nhặng, chuột bọ các loại vi trùng, vi khuẩn đến trú ngụ và sinh sôi nảy nở gần khu vực chuồng trại, gây hại cho sức khỏe của heo, hàng quí ta nên khai quang khu vực chuồng trại bằng cách dọn dẹp hết cỏ dại và các cây tạp mọc um tùm, su đó gom chúng lại chất đống để đốt cùng mọi thứ khác.
– Lấp hết ao vũng ẩm thấp thường xuyên có nước tù đọng. Đây là nơi lý tưởng cho việc trú ẩn sinh sôi nảy nở các loại vi trùng đem đến nguồn bệnh cho heo.
-Cũng nhân việc khai hoang này, ta nên phá bỏ hết các hang ổ chuột bọ triệt phá hết những nơi trú ẩn của chúng, cũng như mọi ngọ ngách lui tới chuồng heo của chúng.
Có thể bạn quan tâm
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...