Cách trị bệnh phù đầu lợn

1. Biểu hiện bên ngoài:
- Đối tượng bị bệnh: Chủ yếu lợn sau cai sữa.
- Những con lợn to nhất trong đàn, phát bệnh trước và chết đột ngột.
- Trước khi chết,hàm cứng, co giật, thần kinh rối loạn, dáng đi lảo đảo, xiêu vẹo, hay vấp ngã,lợn kêu ré lên với giọng khàn hoặc thích nằm một chỗ, thân nhiệt không tăng hoặc tăng ít. Đầu,mặt sưng to, mắt híp. Bà con nông dân thường gọi là bệnh phù mặt.
2. Phòng bệnh:
- Cho uống kháng thể của Hanvet (HANVET –KTE Hi) ngay sau khi sinh, liều 1ml/con.
- Giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn xơ.
- Dùng vắc xin E.coli phù đầu của Viện Thú y Quốc gia (chai 20ml, liều 1ml/con).
3. Trị bệnh:
- Khi phát hiện thấy lợn có triệu chứng của bệnhphải cho nhịn ăn từ 12-24 giờ. Ngày hôm sau cho 1/2 khẩu phần, chia làm nhiều bữa trong ngày. Sau 2-3 ngày tăng dần lượng thức ăn, tới ngày thứ 6 mới cho ăntự do.
- Cung cấp nước và các chất điện giải (Hanminvit-Super,Hanvit K&C) để duy trì tuần hoàn, huyết áp.
- Dùng kháng thể điều trị (HANVET –K.T.E) tiêm xoang bụng hay cho uống.
- Sử dụng một số kháng sinh điều trị như Colivilavet, Gentacosmis dạng gói hoặc Enrofloxacin, Norfloxacin…
- Khử trùng tẩy uế chuồng trại trong thời gian điều trị.
Có thể bạn quan tâm

ASF lây truyền qua sự tiếp xúc. Ít hơn nhiều so với cách thức lan truyền virus của dịch tả heo cổ điển, do đó, việc phòng ngừa và kiểm soát chúng sẽ dễ dàng hơn

Để hạn chế dịch bệnh LMLM xảy ra trên các đàn vật nuôi, chúng ta cần nắm vững một số kiến thức sau:

Việc tiêu hủy lợn và sản phẩm của lợn bệnh dịch tả lợn Châu Phi bắt buộc và phải thực hiện đúng quy trình, bởi virus dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao

Bệnh gạo lợn do sán dây Taenia spp. gây ra ở lợn, được tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) xếp hạng nguy hiểm nhất

Bệnh ấu trùng sán lợn xuất hiện trong cơ thể người khi ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền