Nuôi Heo An Toàn Sinh Học
Hiện nay, một trong những khó khăn đối với người chăn nuôi nói chung là vấn đề vệ sinh môi trường. Để đạt được điều đó, người nuôi phải tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành chăn nuôi. Và mô hình nuôi heo an toàn sinh học tại gia đình của anh Nguyễn Tiến Đồn ở xã Lê Chánh, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là địa chỉ tham quan, học tập của rất nhiều bà con và cả những cán bộ trong nghề.
Thời điểm hơn 15 năm trước, gia đình anh Đồn vừa làm ruộng, vừa làm rẫy nhưng lợi nhuận thu được không nhiều. Đến khoảng năm 1997, anh Đồn quyết định bán hết đất ruộng để tập trung cho nghề nuôi heo tại 2 công đất thổ cư còn lại. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, anh cũng nuôi heo trong chuồng đất theo kiểu cũ. Mãi đến năm 2003, anh mới xây dựng mô hình hoàn chỉnh gồm chuồng trại, hệ thống xử lý nước, xử lý chất thải như hiện nay.
Để thiết kế được mô hình chuồng trại có nhiều ưu điểm như thế, anh Tiến Đồn đã mất khá nhiều thời gian, vừa nghiên cứu, vừa đi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi. Anh cho biết, vấn đề khó nhất anh phải nghĩ đến đó là xây chuồng để nuôi heo nái. Nếu làm đúng quy cách theo sách vở, bài bản thì chuồng phải là chuồng sàn, làm bằng nhựa.. Tuy nhiên, mô hình trên sẽ phải tốn nhiều chi phí. Với kinh nghiệm, sự sáng tạo và quyêt tâm để thành công với nghề, anh Tiến Đồn không ngừng mài mò, suy nghĩ và đưa ra cách thiết kế khá độc đáo cho mô hình của mình.
Trong nhiều năm qua, chuồng nuôi heo nái của anh, mặc dù chỉ lát bằng gạch nung thông thường, nhưng vẫn đạt yêu cầu trong chăn nuôi như: đảm bảo thoát nước nhanh, độ bám tốt, nên thích hợp cho cả heo mẹ và heo con. Đây cũng chính là điều mà nhiều người trong nghề tìm đến anh học tập.
Việc xây dựng chuồng trại tốt, sạch sẽ còn là yếu tố kỹ thuật cần thiết để tăng hiệu quả trong chăn nuôi
Việc xây dựng chuồng trại tốt, sạch sẽ còn là yếu tố kỹ thuật cần thiết để tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Nhờ xây dựng mô hình khép kín như vậy, kết hợp với vệ sinh tiêm phòng nghiêm ngặt, trại heo nhà anh Tiến Đồn, gần chục năm qua, chưa xuất hiện tình trạng dịch bệnh nào xảy ra.
Ngoài việc phải biết nuôi heo nái, nếu muốn thành công trong nghề này, anh Tiến Đồn chia sẻ, người nuôi cần phải biết phòng ngừa từ xa để tránh hao hụt đầu con, phải hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn công nghiệp, chủ động được nguồn thức ăn tại chỗ như rau xanh, tấm cám…
Với nghề nuôi heo nái và sản xuất con giống, anh Tiến Đồn càng chú ý đến chất lượng con giống nhiều hơn. Ngoài việc lựa chọn nguồn con giống tốt từ các trại uy tín, anh còn thường xuyên làm công tác đổi đàn bố mẹ, tránh tình trạng thoái hóa giống.
Với quy mô 20 heo nái, năm nào cũng vậy, trang trại của anh Đồn đều xuất bán từ 35 – 45 bầy heo con, tương đương gần 400 heo giống, lợi nhuận vài trăm triệu đồng. Ngoài những bằng khen, giấy khen của ngành chức năng và Hội Nông dân tỉnh An Giang khen tặng, anh Đồn còn vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng danh hiệu Nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi năm liền. Hiện, mô hình của anh đang là điểm sáng để nhân rộng tại địa phương
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 17/5, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng dự có lãnh đạo huyện Cao Phong, thành viên ban chỉ đạo 188 của tỉnh (chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020).
Chiếm trên 90% diện tích cà phê của cả nước, Dak Lak nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng suất cũng như lượng xuất khẩu cà phê vào top đầu của thế giới.
Thực hiện các chương trình cải tạo, nâng cấp và phát triển đàn bò vàng Việt Nam, trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều dự án nhằm lai tạo và cải thiện đàn bò của tỉnh như Sind hóa, Zebu hóa đàn bò. Hiện nay, Vĩnh Phúc có tổng đàn bò trên 94.000 con, trong đó, đàn bò lai đã chiếm trên 70%.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi từ mô hình nuôi con năng suất thấp sang mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội đã triển khai thành công mô hình thí điểm nuôi cá chép lai cho năng suất cao.
Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.