Hơn 2,8 ha hành tím được bao tiêu

Theo đó, để được bao tiêu hành tím và cà chua thì bà con nông dân phải canh tác đúng theo quy trình bón, tưới phân chuyên dùng chống bạc màu, dưỡng cây NPK 11-8-25 do Công ty cổ phần phân bón Sài Gòn Me Kong - Chi nhánh Cần Thơ sản xuất.
Theo điều 4 của hợp đồng bao tiêu này thì giá cả và phương thức thanh toán như sau: Giá bao tiêu tối thiểu là 8.000 đồng/kg đối với cả hành tím và cà chua loại I;
Trong trường hợp tại thời điểm thu mua, nếu giá thị trường cao hơn mức giá tối thiểu thì bên Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam có trách nhiệm mua theo giá thị trường.
Giá thị trường được thống nhất là giá mua của thương lái tại thời điểm hiện tại.
Hành tím của HTX Vĩnh Châu sẽ được Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu.
Được biết, Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam có trụ sở chính tại 44A2 - Nguyễn Đức Cảnh, phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều (TP.
Cần Thơ) là doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản vào hệ thống siêu thị.
Với việc ký hợp đồng bao tiêu với bà con trồng hành tím thì đây thực sự là tín hiệu vui cho nông dân trồng hành ở thị xã Vĩnh Châu.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…