Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà trên đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường

Nuôi gà trên đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường
Publish date: Monday. September 21st, 2015

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi gia cầm luôn là nỗi bức xúc đối với các cơ quan chức năng và cả người chăn nuôi.

Để xử lý vấn đề này, năm 2011, Sở KH-CN phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Châu triển khai mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi.

Chị Lê Thị Hồng Nhân chăm sóc đàn gà của gia đình.

Chị Lê Thị Hồng Nhân (ngụ tổ 4, khu phố 4, thị trấn Tân Châu) cho biết, hiện chị nuôi trên 200 con gà thả vườn và đã thực hiện mô hình này được 4 năm.

Trong quá trình thực hiện đã giảm được rất nhiều chi phí, như không phải dọn chuồng hàng ngày, 6 tháng mới dọn thay đệm một lần, chuồng không bị hôi thối; ngoài ra còn giúp gà có thêm độ ấm, ít bị nhiễm bệnh...

Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh học đã được áp dụng hầu hết trong các hộ gia đình ở huyện Tân Châu.

Khi sử dụng nền đệm lót lên men vi sinh, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí trong chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.

Qua theo dõi trong quá trình chăn nuôi, chị Nhân chia sẻ:

Chăn nuôi gà theo mô hình này tốt, khi chất đệm lót bỏ ra chị còn dùng trực tiếp bón cho cây trồng, vì nó đã được phân hủy hoàn toàn không gây mùi hôi thối. Hiện nay, chị đang làm hàng rào xung quanh vườn nhà để tiếp tục mở rộng chăn nuôi với số lượng nhiều hơn.

Chuồng nuôi gà có đệm lót sinh học tạo môi trường khí hậu tốt cho đàn gà.

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học đã hạn chế việc ô nhiễm môi trường; sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men đã gây ra sự ức chế và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.

Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi sử dụng công nghệ đệm lót sinh học còn giúp giảm khoảng 80% công lao động, do trong suốt quá trình nuôi người chăn nuôi không phải dọn chuồng, giảm chi phí tiền điện, tiền mua thuốc thú y, không gây ô nhiễm môi trường chuồng nuôi cũng như môi trường xung quanh.


Related news

Khi Con Đặc Sản Hết “Sốt” Khi Con Đặc Sản Hết “Sốt”

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…

Wednesday. August 14th, 2013
Chàng Trai Trẻ Thành Công Với Mô Hình Nuôi Rắn Ở Hòa Bình Chàng Trai Trẻ Thành Công Với Mô Hình Nuôi Rắn Ở Hòa Bình

Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Saturday. February 2nd, 2013
Dù Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Nói Vẫn Lỗ Dù Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Nói Vẫn Lỗ

Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.

Friday. July 5th, 2013
“Cầu Nối” Cho Người Nuôi Bò Sữa “Cầu Nối” Cho Người Nuôi Bò Sữa

Ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai (Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đang trở thành một “địa chỉ cầu nối ”cho người nông dân quanh vùng đến trao đổi kinh nghiệm nuôi bò sữa, đầu tư trang bị máy vắt sữa, hợp tác tiêu thụ ổn định, lâu dài sản phẩm sữa bò tươi.

Saturday. February 9th, 2013
Để Thanh Long Phát Triển Bền Vững Để Thanh Long Phát Triển Bền Vững

Những năm gần đây, thanh long đang là cây hái ra tiền của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Mỗi năm, 1 ha thanh long cho lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng, cao gấp 7, 8 lần so với trồng lúa.

Friday. July 5th, 2013