Khi đã có niềm tin

Cà phê nhân, sắn lát khô cùng đứng thứ 2 về lượng và giá trị, nhưng giá bán cà phê xếp thứ 10, sắn lát khô thứ 6.
Tương tự, giá bán gạo, cao su, chè đều bị xếp thứ 10, dù gạo đứng thứ 3 về lượng, thứ 4 về giá trị; cao su đứng thứ 4 cả về lượng lẫn giá trị; chè đứng thứ 5 về lượng, thứ 7 về giá trị.
Chiếm vị trí cao về số lượng và giá trị, song giá bán bị xếp ở thứ hạng thấp, tất nhiên, yếu tố giá mất đi sức mạnh cạnh tranh.
Nhìn vào trong nước, theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư trong nông nghiệp giảm từ 15% năm 2005 xuống còn 9% năm 2014; tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm từ 29% năm 2000 xuống còn 17,6% năm 2014...
Thêm nữa, các chuyên gia phân tích, xuất khẩu nông sản có sức lan tỏa về sản lượng nhiều nhất nhưng lan tỏa thu nhập lại ít nhất, chứng tỏ hàm lượng giá trị gia tăng thấp...
Nông nghiệp Việt Nam ẩn chứa bao “dấu hỏi” đầy trăn trở.
Chính vì thế, tại Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, các kinh tế gia nhấn mạnh: Chuỗi giá trị là yếu tố sống còn với nông nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu nông sản cần chủ động xây dựng chuỗi giá trị, thể hiện trách nhiệm xã hội cùng xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, cùng cả nước tự tin tham gia TPP và các FTA đã ký.
Nói vậy không có nghĩa các doanh nghiệp “đứng im tại chỗ”.
Cũng tại Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”, đại diện một doanh nghiệp nói: Doanh nghiệp đều biết rằng, vào TPP, chỉ có thể vượt khó bằng nội lực và niềm tin của chính mình.
Nội lực mạnh chưa đủ, niềm tin sẽ giúp doanh nghiệp có động lực vượt qua chính mình.
Thực tế, đã và đang có những doanh nghiệp “tỷ đô” dồn trí và lực vào nông nghiệp.
Dù còn ít ỏi (chỉ xấp xỉ 20 doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa thị trường chiếm khoảng 3%), song những cái tên như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Thành Thành Công, Minh Phú, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Hòa Phát...
đã bước đầu tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vươn lên trên con đường phát triển đầy cam go.
Nông nghiệp Việt Nam sẽ ghi danh thêm nhiều hơn nữa những doanh nghiệp “tỷ đô”, “triệu đô” để đủ sức cải thiện vị thế trên thị trường thế giới.
Có niềm tin sẽ có tất cả!
Có thể bạn quan tâm

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.

Được đưa vào huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng từ năm 2005, sau 10 năm "bén duyên", giờ đây táo Đài Loan trở thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân. Đây cũng là đặc sản của vùng đất Lục Ngạn được người tiêu dùng gần, xa ưa thích.