Học nhiều, hành không nổi

Số là, mặc dù chính quyền địa phương đã quy hoạch diện tích trồng chuối tiêu hồng khoảng 75ha, song người dân hăng hái trồng tới trên 100ha, “mơ” tới lợi nhuận cao.
Hậu quả là...
Những năm trước, thương lái Trung Quốc đến Vĩnh Phúc mua chuối tiêu hồng khá sớm với giá khoảng 9.000- 10.000/kg để xuất sang Trung Quốc.
Năm nay, thương lái Trung Quốc chẳng thấy đâu, càng chờ càng mất hút, để lại nỗi buồn lớn cho cả người lẫn chuối.
Thi thoảng có dăm ba người Trung Quốc mua 1- 2 buồng chuối với giá 2.000- 2.500 đồng/kg, rẻ hơn...
bèo! Đã có những đội giải cứu vào cuộc mua chuối tiêu hồng Vĩnh Phúc với giá trên dưới 3.000 đồng/kg, nhưng lực bất tòng tâm, chỉ giải cứu được khoảng 1.000 buồng chuối và chỉ biết động viên người dân chịu khó mang chuối về thành phố bán.
Chuyện chuối tiêu hồng Vĩnh Phúc không gây chấn động dư luận như khoai tây, cà chua Đà Lạt, hành tím Sóc Trăng, dưa hấu miền Trung, thanh long Bình Thuận...
Phải chăng một phần vì “lòng trắc ẩn” của người tiêu dùng đã giảm bớt sau nhiều lần ra tay cứu giúp? Lại thêm một bài học đắt giá về kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp đầu tư- kinh doanh bài bản, chủ động về đầu vào- đầu ra, không để nông dân tự “bơi”, tự trồng và hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ “sáng mưa, chiều nắng” của thương lái Trung Quốc.
Bất giác liên tưởng tới chuyện phá mía trồng gừng ở Cà Mau.
Vài năm trở lại đây, do giá mía xuống thấp, giá gừng lên cao, người dân hăm hở đốn mía để chuyển đổi sang trồng gừng hoặc làm mô hình lúa- tôm.
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho thấy, hiện nay, diện tích trồng mía của cả tỉnh chỉ còn 700ha, giảm gần 1.000ha so với năm 2011.
Đã có 175ha mía được người dân chuyển sang trồng gừng; 814ha mía chuyển sang lúa- tôm.
Những cánh đồng gừng mang lại lợi nhuận khoảng 430 triệu đồng/ha, lúa- tôm trên 65 triệu đồng/ha, trong khi trồng mía chỉ được 18 triệu đồng/ha.
Thế nhưng, chưa hẳn trời đã chiều lòng người.
Năm 2014, thương lái mua gừng với giá 20.000 đồng/kg, nay giảm xuống chỉ còn 10.000- 12.000 đồng/kg, nông dân chỉ còn lãi chút đỉnh.
Không khéo gừng Cà Mau sẽ lại lâm vào cảnh thất bát.
Kỳ lạ là, bài học ngày càng nhiều, học phí trả ngày càng lớn; nhưng sao “học” nhiều mà vẫn không “hành” nổi?
Có thể bạn quan tâm

Ngày 25/7, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 4 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã Mỹ Lương (huyện Cái Bè), Phước Thạnh (thành phố Mỹ Tho), Phú Kiết và Hòa Tịnh (huyện Chợ Gạo) của tỉnh Tiền Giang. Tổng số gia cầm mắc bệnh gồm 16.300 con chim cút, 330 con gà và 5 con vịt.

Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã và đang khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn, xã của huyện Yên Sơn thì nay đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Lực Hành, Xuân Vân, Kiến Thiết, Nhữ Hán (Yên Sơn); Kim Bình, Vinh Quang, Linh Phú (Chiêm Hóa); Thượng Lâm, Lăng Can (Lâm Bình)...

Để khơi dậy ý chí vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo bền vững cho bà con nhân dân, mấy năm trở lại đây Đảng ủy, chính quyền xã Sầm Dương (Sơn Dương) tích cực khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào trồng và chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực.

Trong những năm qua, huyện Yên Sơn đã tích cực triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Qua đó từng bước xây dựng những vùng chuyên canh tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng....

Nuôi gà thả vườn, hay còn gọi là nuôi gà an toàn sinh học là một hình thức chăn nuôi bán công nghiệp. Cách nuôi này có nhiều ưu thế: Thời gian, công và vốn đầu tư đều không quá sức đối với người chăn nuôi, chất lượng thịt gà ngon, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng..