Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sao nông nghiệp lại sợ TPP

Sao nông nghiệp lại sợ TPP
Ngày đăng: 30/11/2015

Cuối tuần qua, Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội TPHCM có mặt trong đoàn Đại biểu Quốc hội và một số ban ngành của TP HCM thăm mô hình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi sạch của Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) ở Nghệ An.

Là người có sự quan tâm đặc biệt đến định hướng, chiến lược phát triển kinh tế, ông Lịch không tiếc lời khen cho dự án này, coi đây hướng đi tạo ra là lợi thế cạnh tranh của nông nghiệp Việt.

Lời giải cho bài toán nông nghiệp

- Thưa ông, cánh đồng hoa hướng dương này của TH true MILK có mang lại cho ông suy nghĩ gì về khả năng phát triển của nền nông nghiệp nước ta?

Hôm nay, đứng tại cánh đồng hoa hướng dương – một trong những thức ăn quan trọng của bò sữa TH true MILK, tôi rất cảm kích về tinh thần của nhà đầu tư.

Nhược điểm lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam chính là việc tổ chức mô hình sản xuất để hấp thụ được khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học; hấp thụ được vốn và giải quyết được bài toán thị trường bền vững.

Việc cuối cùng nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là kiểm soát chất lượng theo chuỗi giá trị, từ khâu thức ăn đến chế biến đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Mô hình TH true MILK đã giải được tất cả các bài toàn đặt ra đối với nền nông nghiệp.

Đây là lần thứ 2 tôi đến đây và vẫn giữ nguyên đánh giá: Đây là hướng đi đúng, mở ra triển vọng cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Thưa ông, lâu nay vẫn tồn tại quan điểm, nghề nông- kể cả mô hình nông nghiệp hiện đại như thế này là khó làm giàu; nông thôn vẫn là đích đến không thể khác của các chính sách an sinh, ông đánh giá thế nào về quan điểm này?

Một doanh nghiệp ngay tại nước ta đã nói rằng, làm nông nghiệp là lợi nhuận cao; ai bảo rằng làm nông nghiệp không có lãi là không đúng.

Vấn đề là cách chúng ta tổ chức sản xuất, có ứng dụng công nghệ cao hay không.

Từ mô hình của TH true MILK, tôi cho rằng, nếu ứng dụng được công nghệ cao, huy động nguồn lực và kiểm soát được vấn đề thị trường thì chắc chắn có thể làm giàu từ nông nghiệp.

Tôi mong rằng, nông nghiệp sẽ là mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập.

Sao nông nghiệp lại sợ TPP?

- Thưa ông, khi hội nhập quốc tế, đặc biệt là tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP),nhiều người lo ngại sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng bà Thái Hương- Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn TH luôn cho rằng đó chính là cơ hội cho nông sản Việt Nam, ông đánh giá thế nào về cơ hội này?.

Tôi cũng luôn trăn trở, tại sao một đất nước có tiềm năng lớn về nông nghiệp như Việt Nam lại luôn luôn lo lắng hội nhập sẽ thất bại, luôn trong tình trạng không biết nuôi con gì, trồng cây gì; luẩn quẩn trong vòng xoay được mùa mất giá, được giá mất mùa; luôn cho rằng, năng suất của ta thấp hơn các nước, không cạnh tranh được....

Như đã nói, nguyên nhân sâu xa là chúng ta không đưa được khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không kiểm soát được chất lượng sản phẩm công nghệ.

Khi thăm TH true MILK, chúng tôi thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó.

Chúng ta phải có mô hình sản xuất; trong đó, doanh nghiệp là đầu đàn để xử lý vấn đề.

Từ mô hình này, chúng ta thấy rõ ràng: Người Việt Nam có thể tạo ra dòng sữa tươi sạch bảo đảm chất lượng mà không cần phải đi nhập khẩu sữa bột để pha lại.

Mô hình này cũng trả lời được vấn đề mà chúng ta lo lắng là làm sao có sữa học đường để cải tạo nòi giống.

Với mô hình của TH true MILK, chị Thái Hương đang dẫn dắt doanh nghiệp đầu đàn, sản xuất những sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế.

Với các sản phẩm đạt chuẩn, chúng ta hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh bình đẳng trong thị trường các nước tham gia TPP.

Thậm chí, TH true MILK đã đầu tư cả dự án sang Nga.

Vì vậy, nông nghiệp là thế mạnh, vì sao chúng ta lại sợ khi vào TPP.

Điều tôi trăn trở hiện nay là từ mô hình này, chúng ta có chính sách gì để phát triển ở diện rộng; không chỉ sữa mà các sản phẩm nông nghiệp khác.

Với tất cả quy trình sản xuất như thế, vào TTP chúng ta phải có lợi thế, chứ không phải là thế yếu.

-Thưa ông, thế mạnh đầu tiên của nông nghiệp nước ta ngay tại thị trường Việt Nam chính là đất đai, chứ chưa phải các yếu tố khác.

Nhưng ruộng đồng lại manh mún, làm sao để tạo ra những mô hình hấp thụ khoa học, công nghệ để cạnh tranh?

Vấn đề quỹ đất chúng ta phải tính toán để có phương thức.

Trước hết, chúng ta cần dùng quỹ đất nông trường như cách mà TH true MILK đang làm.

Hiện nay, diện tích đất loại này còn khoảng 300 ngàn ha.

Trừ đất trồng cao su của các nông trường, chúng ta phải giao đất cho doanh nghiệp như đã thực hiện tại Nghệ An.

Hiện nay, tôi biết, một số tỉnh cũng đang làm như vậy.

Việc chuyển người nông trường viên thành công nhân có việc làm, có thu nhập ổn định, có bảo hiểm xã hội là cách làm tốt nhất tôi nghĩ nên làm.

Cách thứ hai, nên tổ chức những hộ nông dân thành những hợp tác xã.

Các hợp tác xã sau đó liên kết với doanh nghiệp để đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, kiểm soát chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị sản phẩm, giải quyết bài toán thị trường.

Xin cảm ơn ông!

Dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao” của tập đoàn TH được triển khai từ tháng 10 năm 2009 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.

Tới thời điểm này (tháng 11.2015) đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với tổng vốn 500 triệu USD, tổng đàn bò là 45 nghìn con.

Dự án khép kín đồng bộ từ khâu đầu vào đến khâu phân phối với 3 công ty có các chức năng cụ thể, chuyên biệt: Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH - đơn vị quản lý vận hành trang trại chăn nuôi bò sữa; Công ty cổ phần sữa TH – đơn vị vận hành nhà máy sữa tươi sạch TH.

Cuối cùng là Công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH- đơn vị quản lý việc kinh doanh, phân phối các sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Long Ruột Đỏ Bán Được Giá Ở Hải Dương Thanh Long Ruột Đỏ Bán Được Giá Ở Hải Dương

Nông dân xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh, Hải Dương) bắt đầu thu hoạch thanh long ruột đỏ. Giá bán tại gốc 40 nghìn đồng/kg, cao gấp 2 lần so với thanh long ruột trắng.

01/10/2012
Ngư Dân Trúng Vụ Cá Giò Ngư Dân Trúng Vụ Cá Giò

Toàn phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu - Đà Nẵng) có 22 tàu cá công suất nhỏ (20-30CV), khai thác ở vùng biển ven bờ. Năm nay, bà con ngư dân rất phấn khởi vì được mùa cá giò.

21/06/2013
Cá Điêu Hồng Tăng Giá Ở Đồng Tháp Cá Điêu Hồng Tăng Giá Ở Đồng Tháp

Ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, cho biết cá điêu hồng đang tăng giá trở lại sau một thời gian tuột dốc vì tin đồn thất thiệt. Giá bán tại bè từ 26.000 - 28.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 5.500 đồng/kg so với 3 tháng trước.

02/10/2012
Cá Lóc Đầu Nhím Nhiễm Bệnh Chết Hàng Loạt Cá Lóc Đầu Nhím Nhiễm Bệnh Chết Hàng Loạt

Các hộ nuôi cá lóc ở huyện Trà Cú (Trà Vinh) đang đối mặt cá nuôi bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Điều đáng lo ngại là tuy triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng trị nhưng không đạt hiệu quả, có nguy cơ lan rộng.

07/05/2013
Trồng Thanh Long Thu Nhập Cả Trăm Triệu Đồng Trồng Thanh Long Thu Nhập Cả Trăm Triệu Đồng

Gia đình ông Phan Văn Dụ, ở thôn Hạ Trang, xã Bát Trang (An Lão - Hải Phòng) là một trong những điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với hơn 3 sào vườn trồng 300 gốc thanh long, mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

04/10/2012