Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Sao, Một Hướng Xoá Nghèo Hiệu Quả

Nuôi Gà Sao, Một Hướng Xoá Nghèo Hiệu Quả
Ngày đăng: 25/03/2011

Những năm gần đây, tại một số tỉnh Thanh Hoá, Tiền Giang... rộ lên phong trào nuôi gà Sao bởi giống gà này mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp bà con xoá nghèo và làm giàu

Gà Sao (còn gọi là gà Trĩ) có thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Gà Sao bắt nguồn từ gà rừng, hiện có 3 dòng với ngoại hình đồng nhất đã được Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia (Từ Liêm - Hà Nội) chuyển giao công nghệ. Gà Sao một ngày tuổi có bộ lông màu cánh sẻ, với những đường kẻ sọc chạy từ đầu đến đuôi, ngón chân có 2 hàng vảy. Khi trưởng thành, lông toàn thân màu xám đen, trên phiến lông có nhiều nốt chấm trắng tròn nhỏ. Mặc dù đã được thuần hoá, chuyển giao từ lâu nhưng trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn giữ một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. Tính bầy đàn của gà Sao cao và rất nhạy cảm với tiếng động.

Theo một số cán bộ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, giống gà này ưa hoạt động, ban ngày hầu như không ngủ. Hai tuần tuổi, gà Sao đã có thể bay cao, cách mặt đất 6-12m. Gà thích tắm nắng, chúng thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi nắng. Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống, thể hiện sức mạnh qua tiếng gáy dài nhưng riêng gà Sao, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng, ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy.

Ông Mai Xuân Mạc ở xã Hoà Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hoá) cho biết: “Năm 2005, được Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương giúp đỡ thực hiện xây dựng mô hình chăn nuôi gà Sao thương phẩm, tôi đầu tư nuôi 200 con, mất 6 con do thất lạc, chuột cắp. Sau 90 ngày nuôi, trọng lượng gà bình quân là 1.605g/con. Giá bán bình quân 45.000 đồng/kg (cao hơn gà Lương Phượng, lai Ri, gà công nghiệp 10.000 - 15.000 đồng/kg), cho thu khoảng 22, 6 triệu đồng”. Sau 3 năm nuôi và nhân rộng mô hình, đến nay ông Mạc đã liên kết để bao tiêu các loại sản phẩm gia cầm cho nông dân trong xã, tổng đàn gà Sao của ông hiện tăng lên 7.000 con. Theo ông Mạc, gà Sao xuất chuồng được bán với giá 45.000 đồng/kg, người nuôi gia công sẽ có lãi khoảng 20.000 - 25.000 đồng/con. Mô hình nuôi gà Sao đang phát triển khá mạnh ở xã Hoà Lộc (Hậu Lộc) và xã Quý Lộc (Yên Định), trong đó có nhiều hộ thu nhập 50 - 60 triệu đồng/năm.

Ông Lê Văn Tâm, người cùng xã với ông Mạc chia sẻ: “Nuôi gà Sao phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại, chuồng phải được làm bằng thép B40, rào chắc xung quanh, khu chăn nuôi rộng rãi, mát mẻ. Đặc biệt, gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện mới trở lại hoạt động bình thường. Chính vì vậy, người chăn nuôi cần hết sức chú ý những đặc điểm này”. Hiện, ngoài việc xuất bán gà thịt, ông Tâm còn gây dựng được vài chục con gà bố mẹ và tự cho ấp nở. Gà con ông bán với giá 25.000 đồng/con, trứng gà giống 10.000 đồng/quả. Chị Thu Hiền, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Yên Định cho biết: “Do chi phí đầu tư tương đối thấp (trung bình khoảng 27.738 đồng/con) nên với giá gà thịt và giống như hiện nay, nuôi gà Sao chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con làm giàu. Chúng tôi sẽ đưa mô hình này vào chương trình tập huấn, tuyên truyền hàng năm cho bà con để đẩy mạnh phong trào theo hướng an toàn, bền vững”.

Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương khuyến cáo: Mặc dù giống gà Sao có khả năng miễn dịch tốt, nhưng bà con cũng cần chú ý việc ngăn chặn dịch cúm gia cầm và ổn định việc phát triển chăn nuôi, tuân thủ các điều kiện kỹ thuật, tránh tình trạng nuôi theo phong trào. Những địa phương có nhiều mô hình nuôi gà Sao cần có chủ trương xây dựng điểm vùng giống; khu vực chăn nuôi gia cầm an toàn khép kín, giết mổ tại chỗNhững năm gần đây, tại một số tỉnh Thanh Hoá, Tiền Giang... rộ lên phong trào nuôi gà Sao bởi giống gà này mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp bà con xoá nghèo và làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng con giống Quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng con giống

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tổ chức tại Bạc Liêu là diễn đàn thảo luận giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất con giống và người nuôi tôm. Vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu tại hội thảo là đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và chất lượng tôm giống. Hai nội dung này được bàn luận sôi nổi tại hội thảo.

03/06/2015
Đồng Bằng Sông Cửu Long gỡ khó xuất khẩu nông thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long gỡ khó xuất khẩu nông thủy sản

Tình hình xuất khẩu nông thủy sản từ đầu năm 2015 đến nay gặp khó khăn, giá trị thu về không như mong muốn, nhiều doanh nghiệp hoạt động ì ạch, trong khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế bị ảnh hưởng... Gỡ khó cho xuất khẩu nông thủy sản đang được các bộ ngành trung ương và các tỉnh tập trung quyết liệt.

03/06/2015
Hiệu quả mô hình chăn nuôi khép kín Hiệu quả mô hình chăn nuôi khép kín

Gần 8 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của ông Nguyễn Công Bắc ở Hợp tác xã 6, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn được coi là một trong những trang trại điển hình của tỉnh Sơn La về áp dụng phương pháp an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động môi trường.

03/06/2015
Triển vọng từ giống gà đắt nhất thế giới Triển vọng từ giống gà đắt nhất thế giới

Giống gà “mặt quỷ” (Ayam Cemani), được xem là giống gà đắt giá nhất trên thế giới, có xuất xứ từ Indonesia. Nhiều người dân bản địa tin rằng, người sở hữu giống gà này sẽ đem lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Với giới kinh doanh, nuôi loại gà này đang mở ra triển vọng doanh thu và lợi nhuận cao.

03/06/2015
Măng tre Bảy Núi đầu vụ giá cao Măng tre Bảy Núi đầu vụ giá cao

Hiện tại hai huyện miền núi có số lượng trồng măng lớn là Tri Tôn và Tịnh Biên đã có măng, giá bán cao gấp 5-10 lần so với vụ rộ.

03/06/2015