Nuôi Gà Đẻ Trứng Phụ Thuộc Con Giống Doanh Nghiệp FDI

Tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hầu hết người chăn nuôi gà đẻ trứng đang bị phụ thuộc vào con giống của một số doanh nghiệp FDI.
Điều này dẫn đến cảnh báo về việc tăng đàn, giảm đàn của hộ chăn nuôi đều phụ thuộc vào sự điều tiết con giống của các doanh nghiệp FDI, từ đó họ hoàn toàn có thể điều tiết được đầu ra, giá trứng trên thị trường.
Anh Cường, chủ trại chăn nuôi gà đẻ trứng tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết, thời gian gần đây, giá trứng có chiều hướng tăng, cụ thể trứng lớn khoảng 2.050 đồng/quả, trứng trung khoảng 2.000 đồng/quả.
Với giá này, anh đã bắt đầu có lãi nên muốn đầu tư thêm con giống để tăng sản lượng đầu ra. Tuy nhiên, anh không thể tăng đàn vì nguồn giống anh lấy về hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mà công ty thì không cung cấp thêm.
Anh Phạm Văn Cường nói: “Tôi muốn bắt thêm con giống nhưng các đại lý của công ty lại nói rằng con giống ít. Không có giống chúng tôi phải chịu đợi thôi”.
Hiện nay tại huyện Thống Nhất, các hộ chăn nuôi gà đẻ trứng đều phụ thuộc con giống vào các doanh nghiệp FDI như CP, Emivest… Nếu các công ty này ngừng cung cấp con giống thì người chăn nuôi chỉ biết treo chuồng và không thể tái đàn.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Thống Nhất, trên 90% hộ hiện đang chăn nuôi gia công gà đẻ trứng cho các công ty FDI.
Đại diện Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, gần như các công ty nước ngoài đã hoàn toàn chủ động về chăn nuôi gà đẻ trứng của huyện, từ con giống đến thức ăn và cuối cùng là cả đầu ra.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho rằng: “Việc họ chủ động được con giống thì chắc chắn họ sẽ điều phối được khi nào cần bán con giống để có lời, họ sẽ chủ động tính giá và bắt người tiêu dùng chịu cái giá mà họ định ra”.
Điều này hoàn toàn có lý khi thời gian qua, giá trứng gà của một số doanh nghiệp FDI tăng giá và lý do được đưa ra là nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, người nông dân nếu không muốn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI thì cũng không thể tìm được con giống ở nơi nào khác để nuôi.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết thêm: “Chúng tôi thắc mắc tại sao các trung tâm giống của Việt Nam không có được những nguồn giống cung cấp cho người nông dân, mà phải chịu lệ thuộc tất cả vào các công ty nước ngoài. Đây là điều người ta có thể thâu tóm được ngành chăn nuôi và nông nghiệp của nước ta”.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, có tới 90% đàn gà giống do các công ty nước ngoài cung cấp. Việc nắm thị phần khống chế của các doanh nghiệp FDI khiến những lo ngại về nguồn cung hạn chế, thiếu nguồn gà đẻ trứng để tăng giá bán trứng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân

Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.

Đã nhiều năm nay, nông dân huyện Yên Thành phát triển nghề nuôi vịt chạy đồng, theo các vụ lúa trong năm. Nghề này không những giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

Trên cánh rừng hoang nghèo kiệt chỉ có lau lách và cỏ dại, cô lập với khu dân cư, trong gần 6 năm khởi nghiệp, Nguyễn Văn Hảo trở thành tỉ phú trẻ nhất xã Tam Dị, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm.

“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.