Mua Tạm Trữ Lúa Gạo Hoàn Thành Chỉ Tiêu, Nông Dân Vẫn Lỗ
Đây là thông tin đáng lưu ý tại buổi sơ kết đợt thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ lúa đông xuân 2013-2014 ở vùng ĐBSCL do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 11/6.
Qua hơn 1,5 tháng triển khai (từ ngày 15-3 đến 30-4-2014), các thương nhân đã thu mua tạm trữ tổng cộng 995.494 tấn quy gạo, đạt 99,55%. Tuy hoàn thành chỉ tiêu với tỉ lệ cao nhưng nhiều ý kiến đánh giá đợt thu mua còn một số bất cập, chưa mang lại lợi ích trực tiếp cho nông dân.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong số các thương nhân được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ có một số thương nhân tình hình tài chính không tốt, hoạt động kém hiệu quả hoặc đang có dư nợ xấu.
Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Đã vậy, trong 133 doanh nghiệp được giao chỉ tiêu có sáu doanh nghiệp trả lại chỉ tiêu và năm doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu, ba doanh nghiệp không mua đạt chỉ tiêu.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: “Do chưa có giải pháp nào tốt hơn nên vẫn phải cân nhắc đến việc tiếp tục triển khai thu mua tạm trữ, nhất là trong vụ hè thu sắp đến gần”.
Có thể bạn quan tâm
Đến Bôn Hoang 2, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, Gia Lai) hỏi gia đình Mí Loan thì hầu như ai cũng biết, bởi lẽ đây là gia đình nghèo nhất buôn... Chồng bỏ đi để lại cho Mí Loan hai đứa con nhỏ.
“Cách làm giàu từ rừng của ông Dấu được nhiều nông dân học hỏi. Nhờ thế mà không chỉ màu xanh của rừng được giữ vững, tăng cường mà đời sống của nhiều nông dân cũng cải thiện rất tốt” – ông Đặng Xuân Hòa- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Uyên (Lai Châu), bảo vậy.
Một doanh nghiệp đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại TP Bạc Liêu. Lãnh đạo đơn vị này ví nơi nuôi tôm như những resort.
Miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng và lợi thế rất mạnh để phát triển cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như mây, tre, nứa, quế, hồi...
C49 đã đề nghị Bộ Y tế cần kiểm soát chặt hơn vấn đề cấp phép cho nhập khẩu và vấn đề sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi của các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu.