Nuôi Dê Cho Thu Nhập Khá

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.
Ði nhiều nơi, thấy nhiều bà con áp dụng mô hình nuôi dê vừa mang lại hiệu quả cao, vừa không phải bỏ công chăm sóc nhiều, “thế là tôi lân la dò hỏi cách thức nuôi và chọn giống để về áp dụng cho gia đình mình”, ông Ðường cho biết.
Ban đầu ông chỉ mua vài cặp dê về nuôi nhưng đều không thành công vì không có kinh nghiệm nuôi nên dê chậm lớn và chết. Không nản lòng, ông lại tìm đến những nơi đã có kinh nghiệm nuôi dê để học hỏi thêm. Trời không phụ lòng người, nhờ kiên trì học hỏi, đến nay ông có trên 15 cặp dê giống và rất nhiều dê con.
Thức ăn cho dê chủ yếu là các loài cây cỏ, vào mỗi buổi sáng ông lùa đàn dê đi ăn xung quanh các bờ vuông, đến khi nào dê ăn no thì ông lại lùa về. Cách chăm sóc đàn dê cũng khá đơn giản, chỉ cần cho dê ăn cỏ, uống nước, hằng ngày vệ sinh chuồng trại để hạn chế các loại bệnh xảy ra.
Hiện giá dê giống khá hấp dẫn, trung bình mỗi con dê cái giống có giá 2 triệu đồng/con và 1,5 triệu đồng/con đối với dê đực, đồng thời ông còn bán thêm dê thịt. Theo ông Ðường, hiện tại thịt dê đang được rất nhiều người ưa chuộng nên đầu ra khá ổn định, với giá dao động từ 90.000-95.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm ông Ðường thu nhập trên dưới 60 triệu đồng từ tiền bán dê giống và dê thịt.
Ngoài nguồn thu nhập từ việc bán dê, ông Ðường còn tận dụng phân dê để bón cho cây trồng, rải xuống vuông tôm và thấy có hiệu quả nên nhiều bà con trong vùng cũng đến mua mỗi bao 25.000 đồng, góp phần giúp cho gia đình ông Ðường có thêm nguồn thu nhập.
“Mô hình nuôi dê của ông Ðường được thực hiện khá lâu, hiệu quả cao. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã vận động bà con địa phương áp dụng mô hình này. Ðồng thời, hội sẽ phối hợp với ngành chức năng tổ chức hướng dẫn thêm cho bà con về kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ vốn để giúp bà con mở rộng mô hình”, ông Nguyễn Việt Văn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hưng Ðông, cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Con số vựa thu mua thủy hải sản tại mỗi bến cảng chỉ một vài nhưng thú vị là các chủ vựa luôn được so sánh với một hình ảnh khá uy lực mà dân xứ biển dành riêng cho họ. Đó là những người hét ra lửa.

Bệnh lở cổ rễ đã hại khoảng 25 ha hành, tỏi, tập trung tại các xã Nam Trung, Nam Chính, Quốc Tuấn (Nam Sách). Ngoài ra, bệnh khô đầu lá, nghẹt rễ cũng bắt đầu hại hành, tỏi. Trên 40 ha cà rốt đã bị nhiễm bệnh thắt gốc với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, chủ yếu xuất hiện tại các xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng), Thái Tân (Nam Sách). Hàng chục ha cà rốt ở Đức Chính, Cẩm Văn còn bị tuyến trùng gây hại rễ cây, nơi cao có 50% số cây bị hại.

Sáng 28.10, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Quỹ tấm lòng vàng Người Lao Động đã tổ chức lễ bàn giao một tàu cá trị giá hơn 5 tỷ đồng cho Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn. Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh đã đến dự.

Nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Trở lại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng những ngày này mọi người đều cảm nhận được khát vọng mãnh liệt vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. Nhiều bà con cho biết, nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa của dự án do Canada tài trợ, một trong những chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho hộ nghèo và cận nghèo đã giúp cuộc sống của bà con được cải thiện rất nhiều