Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thận trọng khi nuôi tôm mùa nắng nóng

Thận trọng khi nuôi tôm mùa nắng nóng
Ngày đăng: 24/04/2015

Người chần chừ, người thả tôm giống sớm

Phường Ninh Hà là địa phương có diện tích NTTS lớn tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Theo lịch thời vụ, tại địa phương, tôm vụ 1 năm nay bắt đầu thả nuôi từ cuối tháng 2. Thế nhưng đến thời điểm này, diện tích thả tôm chưa đến 50%.

Ông Nguyễn Minh Nhật - Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hà cho biết: “Những năm thời tiết thuận lợi, thời điểm này, người dân đã thả xong tôm giống. Năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên việc thả con giống không đồng loạt, vùng nào có điều kiện thuận lợi sẽ thả trước. Diện tích tôm thả nuôi hiện chỉ được 200ha, do người dân lo ngại tôm chết yểu. Dự kiến đến giữa tháng 5, diện tích nuôi tôm trên địa bàn mới thả xong con giống”.

Tại xã Ninh Lộc, người dân cũng đang chần chừ thả tôm nuôi. Ông Nguyễn Rô (thôn Tam Ích) cho biết: “Dù đã bước vào vụ 1 NTTS gần 2 tháng nay, gia đình tôi vẫn không dám mạo hiểm thả tôm giống. Mãi đến giữa tháng 4, tôi mới tìm mua 20 vạn con giống để thả nuôi trên 1 ao; ao còn lại phải chờ xem thời tiết ra sao mới thả tiếp”.

Theo thống kê của xã Ninh Lộc, từ đầu vụ đến nay, nông dân trên địa bàn xã thả nuôi chưa đến 15% trong tổng diện tích hơn 320ha. Ông Hồ Đức Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã lý giải: “Nắng nóng kéo dài khiến tôm giống bị sốc thời tiết, dễ bị dịch bệnh. Độ mặn tăng cao, tôm sẽ chậm phát triển. Vì vậy, người dân không dám mạo hiểm thả nuôi sớm”.

Qua tìm hiểu thực tế tại các địa phương ở thị xã Ninh Hòa, tuy người nuôi đã thận trọng trong việc thả tôm giống, thế nhưng không ít hộ phải sớm chịu cảnh thiệt hại khi tôm thả nuôi được 15 - 20 ngày đã chết hàng loạt. Ông Lê Bính (tổ dân phố Hà Liên, phường Ninh Hà) nói: Gia đình tôi thả nuôi 50 vạn con giống, đến nay đã được gần 1 tháng.

Thế nhưng khi được 15 ngày thì tôm bắt đầu chết hơn 50%, số còn sống cũng rất chậm lớn. Nguyên nhân là do nắng nóng nên nước cô lại, độ mặn tăng cao; trong khi đó, tôm giống còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên bị chết...”.

Ở phường Ninh Hà, trong vụ 1 năm nay, nhiều hộ nuôi tôm đã bị thiệt hại ước tổng diện tích lên đến gần 50ha. Tương tự, tại xã Ninh Lộc và nhiều địa phương khác của thị xã, nhiều hộ thả nuôi tôm sớm cũng bị thiệt hại nặng nề do tôm chết yểu. Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã, đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã đã thả giống tôm được 612ha. Hiện nay, một số diện tích tôm thả sớm có biểu hiện dịch bệnh, tôm nuôi được một thời gian ngắn đã bị chết.

Cần thận trọng

Ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Kinh tế thị xã cho biết: “Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến ngành NTTS của địa phương bị ảnh hưởng lớn. Người dân đang rất thận trọng trong việc thả tôm. Phòng đang phối hợp với Chi cục NTTS tỉnh tập huấn phòng, chống dịch bệnh cho tôm nuôi tại các địa phương ven biển”.

Theo bà Trần Thanh Thúy - Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh, nuôi tôm trong mùa nắng nóng, người dân cần lưu ý việc duy trì mực nước trong ao nuôi hơn 1,4m; tăng cường quạt nước trong những ngày nắng gắt giúp xáo trộn nước, tránh hiện tượng phân tầng trong ao nuôi. Mật độ nuôi cần vừa phải để dễ chăm sóc và quản lý ao nuôi; định kỳ theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước trong ao nuôi; tăng cường sức đề kháng cho tôm trong giai đoạn thời tiết bất lợi...

Hiện nay, Chi cục đang tiếp tục triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh NTTS trên địa bàn, theo dõi chặt chẽ các vùng nuôi để nắm tình hình. Nếu gặp bất trắc trong quá trình nuôi như: dịch bệnh, thời tiết... ngành chức năng sẽ có hướng dẫn kịp thời cho người nuôi.

Để tránh thiệt hại khi nuôi tôm trong thời tiết nắng nóng, Chi cục NTTS tỉnh khuyến cáo người nuôi cải tạo ao đìa kỹ lưỡng, chọn con giống chất lượng tốt, thả đúng lịch thời vụ. Trước khi thả nuôi, cần kiểm tra, xét nghiệm các bệnh, theo dõi diễn biến thời tiết và bản tin nông hộ cần biết cho NTTS của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Nếu thời tiết không thuận lợi cho nuôi tôm thì tạm dừng thả giống. Sau khi thả, phải thông báo cho cơ quan quản lý tại địa phương về thời gian, diện tích, số lượng thả nuôi, phiếu xét nghiệm và giấy kiểm dịch. Trong quá trình nuôi, tuyệt đối không dùng các loại thức ăn, hóa chất và kháng sinh cấm, không có trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp Ảm Đạm Thị Trường Phân Bón Cuối Vụ Đông Xuân 2014 – 2015 Đồng Tháp Ảm Đạm Thị Trường Phân Bón Cuối Vụ Đông Xuân 2014 – 2015

Hiện tại, giá các loại phân bón trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu vụ đông xuân 2014 - 2015. Giá các loại phân bón DAP Trung Quốc tăng từ 10 - 20%, riêng các loại phân bón khác đang giữ mức ổn định. Sự bình ổn của giá phân bón trên thị trường khiến nông dân phấn khởi vì giảm bớt nỗi lo về chi phí đầu tư.

15/01/2015
Mời Khách Đến “Vương Quốc Thanh Long” Mời Khách Đến “Vương Quốc Thanh Long”

Cuối năm 2014, đề tài “Trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long cùng người dân Hàm Thuận Nam” đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận chính thức khởi động. Dù mới trải qua bước tọa đàm, trao đổi một số nội dung xúc tiến xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, song loại hình này rất được các bên liên quan kỳ vọng…

15/01/2015
Nông Dân Điêu Đứng Vì Giá Chuối Liên Tục Giảm Nông Dân Điêu Đứng Vì Giá Chuối Liên Tục Giảm

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau), nhất là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Có những lúc cây chuối được xem là cây giảm nghèo cho người dân xứ rừng. Vậy mà thời gian gần đây, giá chuối liên tục giảm mạnh, gây nhiều khó khăn cho bà con.

15/01/2015
Anh Lương Văn Ghế Trồng Thanh Long Trên Bờ Bao Vuông Tôm Anh Lương Văn Ghế Trồng Thanh Long Trên Bờ Bao Vuông Tôm

Năm 2011, sau khi xem chương trình khuyến nông trên truyền hình chỉ dẫn cách trồng và chăm sóc thanh long, anh Ghế rất tâm đắc. Anh cải tạo diện tích đất bỏ trống sau nhà, đổ trụ bê-tông và nhờ người quen tìm mua hom thanh long giống. Lúc đầu anh trồng thử 15 trụ thanh long. Nhờ chăm sóc tốt, sau 1 năm trồng, 15 trụ thanh long đã cho trái.

15/01/2015
“Vườn Dâu Nhà” Của Cặp Kỹ Sư Trẻ “Vườn Dâu Nhà” Của Cặp Kỹ Sư Trẻ

Từ nhiều năm nay, dâu tây là một trong những loại đặc sản gắn liền với thương hiệu Đà Lạt. “Vườn dâu nhà” của cặp vợ chồng kỹ sư nông nghiệp trẻ Nguyễn Hữu Giới - Bùi Thị Hằng tại địa chỉ 157 Thánh Mẫu, phường 7, TP Đà Lạt, hiện cho doanh thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng, là một minh chứng về thành công của việc làm giàu nhờ ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.

15/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.