Nuôi cua trong vuông tôm mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Nuôi cua trong vuông tôm
Ấp An Bình là vùng đất được phù sa bồi đắp, nằm giữa sông Hàm Luông, có diện tích tự nhiên trên 100ha, trong đó, có hơn 70ha nuôi tôm biển công nghiệp, 8ha nuôi tôm quảng canh và tôm xen lúa.
Việc phát triển nuôi cua trong thời gian qua ở An Bình luôn gắn liền với nuôi truyền thống, quảng canh và cả tôm lúa.
Trong cách nuôi truyền thống, người dân chỉ nuôi tôm sú, còn cua biển ít ai quan tâm đến nhưng cua rất thích nghi với môi trường này, cho giá trị kinh tế cao, ổn định, vì vậy người dân mạnh dạn đầu tư nuôi loại đặc sản này với mong muốn tăng thêm thu nhập và đã mang lại hiệu quả cao.
Anh Lê Văn Chín, một trong những nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi cua trong vuông tôm cho biết, cua nuôi ít xảy ra dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là ruốc, cá vụn sẵn có tại địa phương, tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên chi phí thấp.
Với 2.000m2 đất nuôi tôm quảng canh, anh thả nuôi 1.000 con cua giống, mỗi con có giá từ 1 - 2 ngàn đồng.
Sau 3 tháng nuôi, anh thu hoạch được hơn 200kg, bình quân 4 con/kg, bán với giá 180 ngàn đồng/kg, trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đồng.
Nông dân ở ấp An Bình, xã An Hiệp vui mừng vì có thêm thu nhập nhờ nuôi cua xen trong vuông tôm.
“Để cua nuôi phát triển tốt, tôi đặt 2 tầng bộng trong ao.
Tầng bộng đầu tiên, tôi đặt sát đáy ao để khi thu hoạch xong, cải tạo ao xổ nước được cạn.
Tầng bộng thứ hai, tôi đặt lửng ở trên để khi xổ thì nước vẫn còn trong ao, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cua.
Bộng này phải được bọc sắt để cua không cắn.
Nhờ giữ được nước trong ao từ bộng lửng này nên tôi thường xuyên xổ nước.
Sống trong môi trường nước sạch, thường xuyên thay đổi nên cua nuôi phát triển tốt và ít bị bệnh.
Bên cạnh đó, để bảo quản cua, tôi rào lưới xung quanh ao (rào xiên) để cua khó trèo lên và không thoát ra bên ngoài”.
Trong mùa vụ năm nay, nông dân ở An Bình thả nuôi cua biển trong vuông tôm chiếm 90% diện tích.
Bình quân mỗi công đất nuôi tôm, nông dân thu nhập thêm từ 10 - 15 triệu đồng từ nuôi cua.
Không dừng lại ở đó, từ hiệu quả này, trong năm tới, nông dân ở An Bình sẽ nuôi thử nghiệm cua trong vuông tôm công nghiệp trong thời gian ngưng vụ để tăng thêm thu nhập.
Ông Võ Hoài Phúc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hiệp cho biết: “Thời gian gần đây, nông dân ở ấp An Bình đã mạnh dạn nuôi cua xen trong vuông tôm quảng canh và đã mang lại hiệu quả.
Sắp tới, chúng tôi tập trung tuyên truyền cho nông dân trong ấp biết về hiệu quả của mô hình này để nhân rộng, đầu tư nuôi nhằm tăng thêm thu nhập, đặc biệt là vận động các hộ nuôi tôm công nghiệp tận dụng thời gian trong lúc ngưng vụ nuôi cua”.
Có thể nói, nuôi cua biển trong vuông tôm ở ấp An Bình, xã An Hiệp đã thật sự mang lại hiệu quả.
Tin rằng, trong thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục phát triển, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân trên cùng vuông nuôi, đưa nghề nuôi trồng ở địa phương phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam - VietGAHP - để có nông sản sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường đang là tiêu chí quan trọng của nền nông nghiệp bền vững.
Trong đó, bán tại Hà Nội hơn 1 nghìn tấn. Giá gà lông dao động từ 37-50 nghìn đồng/kg tuỳ loại, gà đã qua chế biến 108 nghìn đồng/kg. Hiện nông dân đang tập trung chống rét, cho ăn đủ dinh dưỡng để gà khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Từ nay đến hết tháng 2 - 2014, dự kiến toàn huyện cung cấp cho thị trường khoảng 2 nghìn tấn gà đủ tuổi xuất bán.
Ngày 22-1, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động hiệp hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
Do thiếu vốn đầu tư chăm sóc vườn cà-phê nên nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở bon Sê rê Ú, xã Ðác Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Ðác Nông đã vay vốn bên ngoài với lãi suất khá cao để chăm sóc. Nay đến hạn trả nợ cả gốc lẫn lãi, mặc dù giá cà-phê đang ở mức thấp nhưng cũng đành phải bán để lấy tiền trả nợ nên họ lâm vào cảnh trắng tay, cuộc sống hết sức khó khăn, điêu đứng.
Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Phú, xã Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là một trong những đơn vị sản xuất rau an toàn (RAT) theo dự án “Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng”.