Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Sài Thành Lên Núi Với... Atiso Bạc Tỷ

Bỏ Sài Thành Lên Núi Với... Atiso Bạc Tỷ
Ngày đăng: 24/09/2014

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.

Vốn là cư dân của một đô thị năng động nhất nước nhưng anh Nguyễn Trung Thành đã sinh sống ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương gần 10 năm nay. Cũng như nhiều người khác khi đến lập nghiệp ở mảnh đất Nam Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi này, anh chọn nghề nông để phát triển. Lúc đầu, khi mới lên miền đất mới, anh chọn một số giống hoa cao cấp của Đà Lạt như ly, cẩm chướng để canh tác nhưng do thiếu kinh nghiệm, thiếu sự liên kết để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nên không hiệu quả.

Sau đó, anh đã tìm tòi, học hỏi cũng như thấy được tiềm năng của cây atiso nên anh đã bén duyên với loại cây này từ đó. Theo anh Thành, Đà Lạt là một thành phố du lịch và du khách khi đến đây, lúc ra về muốn có những sản phẩm mang về làm quà. Trong đó, atiso là một trong những đặc sản được nhiều du khách lựa chọn, vì thế cây atiso có tiềm năng phát triển lớn.

Tuy nhiên, cây atiso lâu nay vẫn thường được canh tác chủ yếu ở Đà Lạt, giờ để phát triển cây atiso dưới chân núi LangBiang là cả một vấn đề. Thế rồi anh đã mày mò, học hỏi đưa atiso về trồng thử nghiệm ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, Lạc Dương. Qua đó, anh nhận thấy cây atiso không những phát triển được trên vùng đất mới này mà năng suất chất lượng cũng không thua kém các vùng trồng atiso truyền thống của Đà Lạt như ở phường 12.

Và, anh cũng thấy atiso là một loại cây không quá khó trồng và chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với một số loại cây trồng khác. Loại cây này có thể trồng ngoài trời, chăm sóc đúng quy trình thì cây sẽ phát triển tốt, cho sản lượng cao. Một ưu thế nữa của cây atiso là thu hoạch được 100% từ rễ, thân, lá, hoa, không để lại một sản phẩm thừa nào. Vấn đề để cây atiso phát triển bền vững là đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, anh Nguyễn Trung Thành đã tìm hướng đi mới bằng cách liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, đầu ra cho mình.

Hiện nay, anh Nguyễn Trung Thành có hơn 3ha chuyên canh cây atiso, chủ yếu cung cấp cho Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar). Anh Nguyễn Trung Thành cho biết:

“Nhờ chăm sóc tốt nên sản lượng của cây atiso vườn nhà đạt khá cao. Bình quân mỗi gốc cho khoảng 2kg bông, 15kg lá và 2kg rễ. Tổng cộng mỗi gốc cho thu nhập hơn 100 ngàn đồng. Tôi đã hợp đồng lâu dài với Công ty Dược Lâm Đồng nên có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ngoài ra, một số cơ sở chế biến các sản phẩm từ cây atiso cũng đến để đặt hàng nhưng hiện nay tôi vẫn chưa đáp ứng được, nên thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích”.

Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng hiệu quả nguồn giống, anh Thành cũng đã tự mua mô giống về để sản xuất cây con. Không chỉ sản xuất giống để đáp ứng diện tích vườn của gia đình mà anh còn cung cấp cho nhiều trang trại atiso khác. Hiện tại, bình quân vườn atiso với hơn 3ha đang mang về cho gia đình anh thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm.

Bên cạnh đó, còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ tại địa phương, với mức thu nhập 4 triệu đồng/tháng.

Ông Trần Phi - cán bộ khuyến nông xã Lát, huyện Lạc Dương cho biết: “Mô hình trồng atiso của anh Nguyễn Trung Thành được đầu tư rất bài bản và làm ăn có hiệu quả. Anh đã biết liên kết trong sản xuất để tạo đầu ra ổn định. Cách làm của anh Thành cũng sẽ giúp cho người dân địa phương có điều kiện học hỏi và tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích”.

Được biết, không chỉ dừng lại ở cây atiso mà hiện tại anh Nguyễn Trung Thành đang nghiên cứu trồng thử nghiệm những loại cây quý như: sâm đất, wasabi và một số cây dược liệu khác. Hi vọng với lòng quyết tâm của mình, anh Nguyễn Trung Thành sẽ tiếp tục thành công với cây atiso cũng như một số giống cây đặc thù khác của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số

8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.

03/09/2015
Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi

Hiện nay, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 250 ha nuôi thủy sản nước lợ với 105 hộ tham gia.

03/09/2015
Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2 Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha. Sản lượng thu hoạch đến tháng 8/2015 là 19.724 tấn/40.425 tấn (8.049 tấn tôm sú, 11.675 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 48,7% kế hoạch, giảm hơn 9.100 tấn (tôm sú 1.856 tấn, tôm thẻ 7.195 tấn) so cùng kỳ.

03/09/2015
Mỹ thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force) đối phó với hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên bất hợp pháp, không khai báo và phi pháp (IUU) Mỹ thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force) đối phó với hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên bất hợp pháp, không khai báo và phi pháp (IUU)

Ngày 7/8/2014 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc Tổng thống Obama trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force)

03/09/2015
Niềm đam mê của bà chủ trang trại Niềm đam mê của bà chủ trang trại

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

03/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.