Nuôi Cua Đinh Cho Giá Trị Kinh Tế Cao

Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.
Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.
Ông Trần Văn Thường (xã Phong Thạnh Tây B) là một trong những hộ thực hiện khá thành công mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Với 33 con cua giống ban đầu mua tại TP. Cần Thơ về nuôi thử nghiệm, sau gần 2 năm, trừ các khoản chi phí, ông Thường còn lời gần 50 triệu đồng.
Rút kinh nghiệm và hiệu quả của lần nuôi thử nghiệm, ông Thường tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi 110 con cua đinh. Hiện đàn cua đang phát triển tốt, con nhỏ nhất cũng hơn 1kg và lớn nhất gần 4kg. Dự kiến cuối năm nay, ông Thường sẽ chọn những con cua lớn để bán. Với giá cua đinh thương phẩm trên thị trường dao động từ 450.000 - 500.000 đồng/kg, ông sẽ thu lợi khá cao.
Cua đinh là loài động vật hoang dã dễ nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp. Ông Thường cho rằng, so với các loại động vật hoang dã như cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà… thì cua đinh là loài động vật hiền lành, có họ như rùa, ba ba nên dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao. Người dân có thể tận dụng diện tích vườn tạp để xây chuồng nuôi cua đinh với hình thức kinh tế hộ, chỉ cần khoảng 3m2 thì có thể nuôi được 10 con cua đinh trưởng thành.
Xã Phong Thạnh Tây B có gần chục hộ nuôi cua đinh và là xã duy nhất của huyện Phước Long có mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Đây được xem là mô hình mới của huyện, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, ngành chức năng cũng cần quan tâm về mặt chuyên môn kỹ thuật, đánh giá hiệu quả kinh tế để khuyến cáo, hỗ trợ người nuôi. Qua đó, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Related news

Chỉ với sự tự học, không có bất kỳ trợ giúp chuyên môn nào nhưng ông Nguyễn Văn Thuần đã nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều giống thủy sản quý.

Mô hình trồng nhãn Idor của ông Nguyễn Văn Phúc (SN 1957) ở ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với 1.000m2 đất ươm trồng, mỗi năm vườn nho giống, nho cảnh của ông Nguyễn Trường Lang (phường Mỹ Hải - Ninh Thuận) cho thu nhập lên đến vài tỷ đồng

Sau hơn 15 năm lên bờ, Có một điều rất trân quý, khi đã trở nên giàu có, vợ chồng ông Thú không quên những người nghèo một thời lênh đênh sông nước với mình.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nắm thời cơ cùng với quyết tâm vượt khó, anh Đào Văn Tạ mỗi năm, trang trại tổng hợp cho gia đình anh lãi gần 1 tỷ đồng.