Nuôi chim cút theo quy mô công nghiệp

Trang trại của ông có diện tích hơn 6.000 m 2 với khoảng 130 nghìn con chim cút, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 50 nghìn trứng cút lộn và cút lạt, thu nhập khoảng một tỷ đồng mỗi năm. Sản phẩm trứng chim cút của trang trại ông Hồ đã được nhiều doanh nghiệp lớn ký hợp đồng thu mua với số lượng lớn, ổn định hằng năm. Không những tiêu thụ tốt trong nước, trứng chim cút của trang trại ông còn vươn ra nước ngoài, nhắm đến những thị trường tiêu thụ khó tính như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.
Mới đây, hơn 10 triệu quả trứng chim cút của trang trại ông đã được đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Có kinh nghiệm và thu nhập ổn định từ mô hình chăn nuôi chim cút, ông Nguyễn Hồ cùng nhiều hộ nông dân khác ở xã Long An đã đầu tư mở rộng diện tích chuồng trại và phát triển đàn chim cút giống. Hiện nay, toàn xã có hơn 30 hộ dân tham gia nuôi chim cút, diện tích đất chuồng trại hàng chục ha với hơn 200 nghìn con chim cút, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nói về kinh nghiệm chăn nuôi chim cút, ông Trần Nguyễn Hồ chia sẻ, nuôi chim cút có thuận lợi là vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại, thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh, nuôi cút thịt sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày. Chim cút mái bắt đầu đẻ lúc 39 đến 40 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt từ 260 đến 270 trứng/mái/năm.
Khi phân loại, thông thường, toàn bộ chim cút đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt. Về chuồng nuôi nên xây dựng cách xa khu dân cư, có nguồn nước sạch và chiều dài của chuồng chạy theo hướng mặt trời mọc và lặn. Nuôi chim cút nên chú ý phòng, chống các bệnh thường gặp như: Dịch tả, thương hàn, cầu trùng... Do vậy, cần mua chim giống tại các cơ sở có uy tín, giữ gìn vệ sinh và sát trùng định kỳ.
Trang trại của ông Trần Nguyễn Hồ được xem là mô hình chăn nuôi chim cút quy mô lớn nhất tại tỉnh Tiền Giang hiện nay; và vừa được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền. Đây cũng là trang trại nuôi chim cút đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được cấp chứng nhận này.
Có thể bạn quan tâm

Từ sau Tết Nguyên đán Giáp ngọ đến nay, giá bán thanh long vẫn đứng ở mức cao trong khi phần lớn các loại trái cây khác đều có xu hướng sụt giảm so với thời điểm trước và trong Tết.

Đang vào vụ nuôi tôm năm 2014, nhiều người nuôi đã xử lý xong ao hồ để chuẩn bị thả giống. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên người nuôi chưa dám thả con giống.

Hàng ngày, người dân trong khu phố thấy anh lặn lội đi cắt cỏ, hái rau về nuôi thỏ, nhặt nhạnh từng cọng rác từ quầy ép nước mía về làm “ổ” cho dế...

Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.

Anh Huỳnh Văn Thanh ở ấp Ngã Tư Một xã Ngãi Hùng huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đã tận dụng nền chuồng heo cũ, cải tạo, nâng cấp lại để nuôi lươn thương phẩm và đang có triển vọng.