Nuôi chim cút theo quy mô công nghiệp
Trang trại của ông có diện tích hơn 6.000 m 2 với khoảng 130 nghìn con chim cút, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 50 nghìn trứng cút lộn và cút lạt, thu nhập khoảng một tỷ đồng mỗi năm. Sản phẩm trứng chim cút của trang trại ông Hồ đã được nhiều doanh nghiệp lớn ký hợp đồng thu mua với số lượng lớn, ổn định hằng năm. Không những tiêu thụ tốt trong nước, trứng chim cút của trang trại ông còn vươn ra nước ngoài, nhắm đến những thị trường tiêu thụ khó tính như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.
Mới đây, hơn 10 triệu quả trứng chim cút của trang trại ông đã được đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Có kinh nghiệm và thu nhập ổn định từ mô hình chăn nuôi chim cút, ông Nguyễn Hồ cùng nhiều hộ nông dân khác ở xã Long An đã đầu tư mở rộng diện tích chuồng trại và phát triển đàn chim cút giống. Hiện nay, toàn xã có hơn 30 hộ dân tham gia nuôi chim cút, diện tích đất chuồng trại hàng chục ha với hơn 200 nghìn con chim cút, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nói về kinh nghiệm chăn nuôi chim cút, ông Trần Nguyễn Hồ chia sẻ, nuôi chim cút có thuận lợi là vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại, thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh, nuôi cút thịt sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày. Chim cút mái bắt đầu đẻ lúc 39 đến 40 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt từ 260 đến 270 trứng/mái/năm.
Khi phân loại, thông thường, toàn bộ chim cút đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt. Về chuồng nuôi nên xây dựng cách xa khu dân cư, có nguồn nước sạch và chiều dài của chuồng chạy theo hướng mặt trời mọc và lặn. Nuôi chim cút nên chú ý phòng, chống các bệnh thường gặp như: Dịch tả, thương hàn, cầu trùng... Do vậy, cần mua chim giống tại các cơ sở có uy tín, giữ gìn vệ sinh và sát trùng định kỳ.
Trang trại của ông Trần Nguyễn Hồ được xem là mô hình chăn nuôi chim cút quy mô lớn nhất tại tỉnh Tiền Giang hiện nay; và vừa được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền. Đây cũng là trang trại nuôi chim cút đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được cấp chứng nhận này.
Related news
Góp phần hình thành những vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là mục tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang hướng tới khi triển khai Đề án 1.000.
Chiều 8.10, hai căn nhà Đại đoàn kết thuộc dự án “Tín dụng nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường” đã được bàn giao cho hai hộ nông dân Nguyễn Văn Lâm và chị Lê Thị Gái thuộc xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, Long An.
Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) phối hợp Hội Hóa học TP.Hồ Chí Minh đã tìm các phương án nghiên cứu để sản xuất que thử nhanh chất cấm còn tồn dư trong nước tiểu vật nuôi.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai các giải pháp kết nối thị trường cả trong và ngoài nước; dự báo, đánh giá và thông tin kịp thời nhu cầu thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông-thủy sản.