Hà Nội Xuất Hiện Cúm Gia Cầm
Chúng tôi về xã Phượng Dực, đến thăm hai anh em ông Nguyễn Trọng Túc và ông Nguyễn Trọng Cường ở thôn Đồng Tiến có đàn vịt nhiễm cúm H5N1 vừa được cơ quan chức năng tiêu hủy. Xung quanh nhà vôi bột trắng tinh, chuồng trại đã bị tháo dỡ.
Ông Túc cho biết: “Hai anh em tôi nuôi gần 9.000 con vịt loại hơn 42 ngày tuổi và loại 20 ngày tuổi. Đàn vịt này được tôi mua giống ở xã bên cạnh. Tôi tiến hành tiêm phòng viêm gan, dịch tả; còn vacxin CGC H5N1 tìm mua không có, nên không tiêm được. Vào ngày 16/2, tôi phát hiện thấy vịt chết lác đác, khoảng 30-40 con/ngày. Sau đó thì chết hàng loạt và nhanh lắm, tôi lên báo với ông Huy - thú y viên của xã (ông Doãn Văn Huy) nhưng chẳng thấy mặn mà gì nên đành ra về”.
Đến ngày 20/2 vịt chết quá nhiều, như đứng trên đống lửa, ông Túc lên gặp trực tiếp chủ tịch xã báo cáo và sau đó xã cử đoàn về tìm hiểu vịt chết. UBND xã Phượng Dực báo cáo lên huyện để về kiểm tra tiến hành lấy mẫu. Ngày 22/2 thì nhận được kết quả vịt gia đình anh em ông Túc dương tính với virus cúm gia cầm. Và tiến hành tiêu huỷ tất cả 2.599 con.
Đứng bần thần trên đống hoang tàn, ông Túc chua xót: “Hai em bỏ ra gần 300 triệu nhưng giờ trắng tay. Những ngày đầu vịt chết tôi vứt đi khắp nhưng cũng không kịp. Khu chuồng này đã được thú y rắc vôi, phun thuốc khử độc khắp khu vườn”.
Xã Phượng Dực hiện có khoảng 2,5 vạn con vịt được nuôi tập trung khu vực hai bên sông Nhuệ. Có mặt tại đây, chúng tôi thấy vịt được chăn thả rông hai bên sông, ao hồ…
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Việt, chủ tịch xã Phượng Dực, ông cho biết: “Hiện xã cũng chưa biết số vịt chết đó bị nhiễm bệnh gì nên chưa khuyến cáo bà con nuôi nhốt”.
Trong khi đó, ông Phùng Văn Tảo, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Phú Xuyên cho biết: “Số gia cầm chết là do H5N1, Chi cục thú y Hà Nội đã thông báo về cho chúng tôi. Sau đó đã tiến hành tiêu huỷ và tiêu độc khử trùng”.
Có thể bạn quan tâm
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.
Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.
Sau hơn hai năm triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân, phát triển KTXH trên địa bàn mà OCOP đã khẳng định thương hiệu riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.
Phong trào “nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân (HND) đang ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nông dân toàn tỉnh. Qua đó, đã khơi dậy ý chí làm giàu, là động lực giúp nông dân vươn lên trong cuộc sống.
Nhà nông Cao Minh Chí (sinh năm 1961) áp dụng biện pháp luân canh giữa các loại rau với hoa trong nhà kính ở khu vực Đất Mới, phường 7, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), thu lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều năm liền, ông Chí được bầu chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.