Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Khả Năng Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xã Hội Và Môi Trường Còn Thấp

Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Khả Năng Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xã Hội Và Môi Trường Còn Thấp
Publish date: Saturday. June 2nd, 2012

Ngày 29/5/2012 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm trong phạm vi các hộ nuôi quy mô nhỏ tại Việt Nam” nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các bên liên quan. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan nghiên cứu như Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN và PTNT), Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang và đại diện các tổ chức WWF, Oxfam Novib, Trung tâm Hợp tác quốc tế Hội Nghề cá Việt Nam (ICAFIS) đã tham dự.

Hiện nay, nuôi cá tra thương phẩm XK với quy mô lớn gồm vùng nuôi cá tra của DN, hộ nuôi lớn, hộ nuôi có liên kết với nhà máy đang chiếm phần lớn trong chuỗi sản xuất cá tra. Để nâng cao uy tín, chất lượng và đẩy mạnh XK cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, nhiều DN và người nuôi đã chủ động tìm hiểu, đăng ký tham gia các tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản như GlobalGAP, BMP, SQF 1000CM… Tuy nhiên, trong năm 2011 nhóm hộ nuôi nhỏ vẫn cung cấp từ 30 – 40% sản lượng cá tra cho chế biến. Đây cũng là nhóm gặp nhiều khó khăn hơn khi áp dụng các tiêu chuẩn nuôi do đặc thù phát triển tự phát, phân tán tùy theo nhu cầu và giá trên thị trường và nuôi theo phương thức truyền thống.

Để tiếp cận nhóm đối tượng này, MCD đã phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) triển khai nghiên cứu trong vòng 6 tháng nhằm đánh giá hiện trạng nuôi cá tra quy mô nhỏ và khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm của các hộ nuôi quy mô nhỏ tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

Nghiên cứu lấy các tiêu chí trong Đối thoại Nuôi cá tra (PAD) là mốc tham khảo chính và đi sâu vào 3 trong 7 chủ đề chính của PAD gồm “tuân thủ pháp luật”, “ô nhiễm nước và quản lý chất thải”, và “trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người dùng”.

Mục tiêu của MCD là xác định các hạn chế về năng lực trong việc áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của các hộ gia đình nuôi cá tra quy mô nhỏ; đề xuất giải pháp cho các hạn chế đã được xác định; tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

Tại hội thảo, đại diện Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã chia sẻ những khó khăn thách thức đối với mô hình nuôi cá tra quy mô nhỏ trong áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thủy sản yếu kém, diện tích nuôi nhỏ nên không đáp ứng được thiết kế và yêu cầu về điều kiện cơ sở nuôi; thiếu nguồn vốn sản xuất do tài sản thế chấp nhỏ, ngân hàng hạn chế cho vay; chi phí đầu vào tăng và còn nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm vì giá cả đầu ra không ổn định; quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chồng chéo nhất là quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn, hóa chất; về nhận thức, người nuôi không mặn mà với nuôi thủy sản an toàn chất lượng…

Nghiên cứu của MCD cho thấy hiện trạng năng lực áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của các hộ nuôi quy mô nhỏ là tương đối thấp, muốn cải thiện tình hình cần cố gắng thay đổi nhiều từ hầu hết các bên liên quan đến quá trình nuôi cá tra nguyên liệu, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như nỗ lực từ chính những người sản xuất.

Related news

Thu hàng trăm triệu đồng từ vườn hồng công nghệ cao Thu hàng trăm triệu đồng từ vườn hồng công nghệ cao

Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Wednesday. August 19th, 2015
Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ

"Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”

Wednesday. August 19th, 2015
Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch

Mục tiêu của TP.Hội An là phát triển nông nghiệp xanh và sạch để làm động lực cho phát triển bền vững ngành thương mại - du lịch trong những năm tới.

Wednesday. August 19th, 2015
Khảo nghiệm giống dâu tây Newzealand tại Lào Cai Khảo nghiệm giống dâu tây Newzealand tại Lào Cai

Đây là khởi động thực hiện chương trình hợp tác phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 tỉnh Lào Cai – Lâm Đồng.

Wednesday. August 19th, 2015
Quảng Nam mở rộng diện tích cây cao su Quảng Nam mở rộng diện tích cây cao su

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020 với tổng diện tích lên đến 30.428,17ha.

Wednesday. August 19th, 2015