Dân bản Tà Niết đổi đời nhờ trồng ngô

Ấy vậy mà nhờ làm tốt công tác khuyến nông, giờ đây cả bản đã giàu lên với những ngôi nhà cao tầng hiện đại, thu nhập người dân ngày càng cao...
Có được được thành quả của ngày hôm nay phải kể đến công sức của những cán bộ khuyến nông huyện Mộc Châu gần chục năm về trước.
Họ đã về bản, sống “ba cùng” với đồng bào và hướng dẫn bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật cùng với đưa giống ngô lai vào sản xuất để tăng năng suất.
Sau một vài vụ thu hoạch ngô “gấp 5, gấp 10” trước đây, bà con Tà Niết đã tin và làm theo hướng dẫn của cán bộ.
Khi năng suất của ngô đã cao, người ta bắt đầu nghĩ tới việc vận chuyển, buôn bán ngô về xuôi và nhiều người tham gia làm đầu mối thu mua, đại lý tiêu thụ.
Từ khi Quốc lộ 6 được nâng cấp, việc vận chuyển ngô về xuôi dễ dàng hơn đã giúp cho đời sống bà con Tà Niết đổi thay nhanh chóng.
Mỗi hộ trong bản trung bình có vài ha ngô, nhiều người còn thầu thêm diện tích đất của các bản bên cạnh để trồng ngô.
Đến vụ thu hoạch, họ còn kiêm luôn cả vai trò thương lái mua ngô của bà con.
“Đấy, sở dĩ dân Tà Niết giàu lên là nhờ trồng ngô và biết buôn bán!” - anh Phó bản Văn Đình Tuyển hồ hởi chia sẻ với khách.
Dinh cơ của anh Tuyển là một “tiểu biệt thự” 2 tầng khang trang nằm giữa một vườn cây cảnh, cây ăn quả xanh mát mắt, với đầy đủ các đồ dùng, tiện nghi hiện đại.
Cũng theo anh Tuyển, giờ thì bản Tà Niết có 190 hộ nhưng không còn hộ nghèo và có tới hơn chục tỷ phú, còn triệu phú thì “không đếm xuể” bởi rất nhiều hộ đã có nhà lầu, xe máy...
Có thể bạn quan tâm

Vụ việc trên là lời cảnh báo cho bà con nông dân, cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trước thủ đoạn lừa đảo của bọn tội phạm, nhất là khi khi mua bán với người lạ mặt. Nếu phát hiện vụ việc tương tự, bà con cần báo ngay cơ quan Công an để phòng ngừa tội phạm và hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Khoai tây đang trở thành loại cây rau màu chủ lực đem lại thu nhập cao và là hướng phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Để sản xuất khoai tây phát huy hiệu quả trên từng diện tích canh tác, việc sử dụng nguồn khoai giống có chất lượng, bảo đảm đóng vai trò hết sức quan trọng.

Để giúp người trồng bắp đạt năng suất và hiệu quả cao, vụ Đông Xuân 2013-2014, các xã Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa (Long An) đã triển khai thực hiện mô hình liên kết sản xuất, cung ứng và bao tiêu sản phẩm với Công ty Ecofarm với tổng diện tích 52ha; trong đó, xã Mỹ Hạnh Bắc có 32ha.

Nhằm khuyến khích người nông dân sản xuất rau an toàn, từ tháng 3 năm 2013, TP.Sóc Trăng đã vận động 13 nông hộ trồng rau ở khóm 6, phường 4 tham gia mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích ban đầu là 2,1 ha, đây là dự án điểm do Liên đoàn đô thị Canada tài trợ.

Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.