Lợi lớn từ mô hình trồng lúa mới

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau đầu tư triển khai cho nông dân 2 ấp ở xã An Xuyên và TP.Cà Mau thực hiện dự án áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả góp phần phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.
Dự án có diện tích 60ha, có 120 hộ nông dân tham gia.
Mô hình trồng lúa 3 giảm 3 tăng giúp nông dân Cà Mau có lãi cao.
Ông Phan Hoàng Minh – cán bộ kỹ thuật Phòng Kinh tế TP.Cà Mau cho biết: Từ khi triển khai mô hình trồng lúa mới, nông dân nhiều nơi trên địa bàn thành phố vô cùng phấn khởi, vì họ giảm được tối đa chi phí đầu tư trong khi năng suất sau mỗi vụ thu hoạch rất cao.
“Phương pháp trồng lúa 3 giảm 3 tăng có nhiều lợi ích.
Ngoài việc nâng cao thu nhập cho nông dân, nó còn giúp môi trường ổn định phục vụ sản xuất lâu dài” – ông Minh nói.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng 3 giảm 3 tăng kết hợp kỹ thuật trồng lúa SRI là phương pháp canh tác dựa trên các cơ sở khoa học xuất phát từ thực tế sản xuất lúa.
Kỹ thuật này đang rất cần thiết để thay thế phương pháp trồng lúa truyền thống vốn đã làm giảm sức sống cây lúa, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất như hiện nay.
" Mô hình 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI đang được triển khai tại ấp Tân Thuộc và ấp Tân Hiệp (xã An Xuyên) bước đầu đã đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cách trồng lúa truyền thống, là mô hình cần được triển khai nhân rộng trong thời gian tới”. Ông Phan Hoàng Minh
Nhiều nông dân ở xã An Xuyên vui mừng vì trúng mùa trong vụ hè thu vừa qua.
Ông Lê Văn Chân – người đầu tiên hưởng ứng mô hình này phấn khởi cho hay:
“Lần đầu tiên áp dụng mô hình, tôi chọn nguồn giống OM6162, phương pháp gieo sạ thưa 100 kg/ha, thực hiện đúng quy trình, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật…
Kết quả, năng suất lúa đạt khoảng 6 tấn/ha, tăng hơn 0,5 tấn so với phương pháp sản xuất truyền thống”.
Còn lão nông Nguyễn Văn Lâm ở ấp Tân Hiệp (xã An Xuyên) khẳng định, mô hình trồng lúa 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật SRI đang mở ra cánh cửa làm giàu cho nông dân.
Bình quân năng suất lúa đạt hơn 40 giạ/công, nếu so với cách làm trước đây thì bà con có lãi cao.
Cũng theo ông Phan Hoàng Minh: Hiện nay, bà con nông dân nhiều nơi còn canh tác lúa theo cách truyền thống, vừa đầu tư nhiều chi phí và đem lại hiệu quả không cao.
Đồng thời sử dụng nhiều phân bón thuốc, trừ sâu còn ảnh hưởng đến yếu tố môi trường.
Chính vì thế, mô hình 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI là phương thức sản xuất khắc phục được những hạn chế của cách thức trồng lúa truyền thống xưa nay”.
Có thể bạn quan tâm

Cà phê chín sớm buộc người dân phải tiến hành thu hoạch, trong khi đó giá cà phê giảm mạnh, doanh nghiệp thì không mặn mà thu mua khiến người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) luôn lo lắng khi bước vào vụ thu hoạch 2014 - 2015.

Thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, sau khi Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo sang Philippines, giá lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long ngày 7-10 đã tăng 300 - 400 đồng/kg nên bà con nông dân phấn khởi.
Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức tại Hà Nội, sáng 8-10.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng an toàn, bền vững vùng trung du và miền núi phía Bắc”.

Dù không đặc trưng và phổ biến như ở khu vực miền Tây Nam Bộ, nhưng mùa vịt chạy đồng ở Hà Nội vẫn là hình ảnh thôn quê ấn tượng. Điều quan trọng hơn, công việc này đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân.