Nuôi Cá Tra Ở Miền Bắc
Cá tra chủ yếu được nuôi ở lưu vực sông Mê Công, không thích nghi với khí hậu lạnh ở miền bắc. Nhưng với kỹ thuật nuôi cá tra trong ao đất, lồng bè và kỹ thuật lưu giữ cá qua đông của Viện Nghiên cứu thuỷ sản 1, sẽ là cơ sở để phát triển nuôi cá tra ở miền bắc.
Ương cá tra trong ao đất
- Chuẩn bị ao: Diện tích ao khoảng 100-500m2, có cống cấp thoát nước, độ sâu nước ao từ 1,2-1,5m, bùn đáy ao dày 20-30cm. Cần tát cạn ao, vét bùn tu sửa bờ. Bón vôi 8-12kg/100m2 ao, phân chuồng 30-35 kg/100m2. Nước cấp cần được lọc qua lưới có cỡ mắt 1-2 mm.
- Mật độ thả: Chọn cá khoẻ, không bệnh tật, dị hình, sây sát, kích cỡ cá hương 0,1 - 0,3g/con. Mật độ thả 50-60 con/m2. Mùa vụ ương từ tháng 3-9, 10 âm lịch.
- Chăm sóc, quản lý ao: Dùng thức ăn tự chế có độ đạm 28%, cho ăn 3 lần/ngày, lượng thức ăn bằng 8-10% trọng lượng quần đàn. Thường xuyên kiểm tra ao, diệt trừ địch hại như ếch, rắn...
Nuôi cá tra thương phẩm trong ao đất
- Chuẩn bị ao nuôi: Bơm cạn, tẩy dọn và vét bớt lớp bùn đáy. Tẩy vôi 8-12 kg/100m2, phơi đáy ao 2-3 ngày. Bón lót 30-35kg phân chuồng/100m2. Nước cấp vào ao cần lọc qua lưới có kích cỡ 1-2mm, mực cấp nước 1,5-2,5m.
- Mật độ thả: Chọn cá khỏe mạnh, không bệnh tật, trọng lượng trung bình 50-100g/con. Mật độ thả 5-7 con/m2.
- Chăm sóc: Thay nước 2 lần/tuần, lượng nước thay 1/4 - 1/3 tổng lượng nước trong ao. Vệ sinh ao nuôi, phát quang cỏ dại.
Cho cá ăn ngày 2 lần vào khoảng 8 giờ và 17 giờ.
Nuôi cá tra thương phẩm trong lồng
- Chuẩn bị lồng nuôi: Nuôi tại hồ chứa nên chọn vị trí có độ sâu tối thiểu khi mực nước hồ thấp nhất từ 4-5m.
Trên sông chọn nơi nước chảy ổn định, không có dòng nước chảy xoáy, lưu tốc 0,5-1m/giây. Nuôi ở khu vực nguồn nước không ô nhiễm, không bị nguồn nước thải đổ trực tiếp vào.
Lồng nuôi có kích cỡ 2x2x2m, gồm 2 phần: khung pháo làm bằng tre, gỗ, sắt; phao làm bằng thùng phi, nhựa, sắt. Mùa vụ thả: tháng 3 và 4 âm lịch.
- Chọn cá giống: Kích cỡ cá thả 50-100g/con. Cá giống khỏe mạnh, không bệnh tật, không sây sát.
- Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh lồng bè thông thoáng. Cho cá ăn thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp 2 lần/ngày, vào 8 giờ và 17 giờ.
Lưu cá tra tại hồ chứa: Thời điểm thả cá vào tháng 10 - 11. Kích cỡ thả từ 20-100g/con. Mật độ thả 150-200 con/m2.
Lưu cá tra tại ao đất: Nhà trú đông cho cá thiết kế có mái che phủ toàn bộ ao nuôi. Khung nhà làm bằng tre, dùng nilon làm mái che. Nhà lắp hệ thống sục khí và lò nâng nhiệt nước ao.
- Chuẩn bị ao như với nuôi cá bình thường. Nước ao cấp đạt độ sâu 1,5-2m.
- Thả cá: Mật độ thả 5-10 con/m2. Thời gian thả tháng 10 âm lịch. Kích cỡ cá thả 50-200g/con.
- Chăm sóc: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp có độ đạm 28-30% . Những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C nâng nhiệt nước bằng lò nâng nhiệt, đóng kín cửa nhà trú. Trong mùa đông cho máy sục khí hoạt động từ 10 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau.
Phòng trị bệnh
- Nuôi lồng: Treo túi vôi trong lồng 2kg/m3; hòa Xanhmalachit 1g/m3. Mùa đông, đông xuân treo 2 lần/tháng, mùa hè 1 lần/tháng.
- Nuôi ao: Thường xuyên vệ sinh ao, bờ ao. Ao cá thương phẩm thay nước 2 lần/tháng. Phòng bệnh ký sinh trùng, nấm bằng vôi, giữ môi trường trong ao sạch
Có thể bạn quan tâm
Columnaris, lần đầu tiên được mô tả bởi Herbert Spencer Davis năm 1922, là một trong những bệnh lâu đời nhất được biết đến của cá nước ấm
Bài viết cung cấp một số thông tin về dấu hiệu bệnh lý, tác nhân gây bệnh, dịch tể học, các phương pháp thu mẫu bệnh phẩm và phương pháp chuẩn đoán bệnh virus
Theo kết quả nghiên cứu, phức chất giữa axit hữu cơ propionic và canxi có thể thúc đẩy tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá da trơn
Cá tra giống có biểu hiện ngứa ngáy, nổi từng đàn lên mặt nước, da cá chuyển màu xám, trên thân có nhiều nhớt màu trắng đục. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục
Mô hình nuôi cá tra của anh Nguyễn Thanh Tuấn ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) vẫn hiệu quả nhờ thực hiện liên kết chuỗi cá tra VietGAP.