Quy Trình Sử Dụng Thuốc Trong Ao Nuôi Cá Tra
Chí phi thuốc thú y thủy sản trong chăn nuôi cá tra chiếm 3 - 5% giá thành. Tuy nhiên việc dùng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao thì người nuôi chưa quan tâm đúng mức. Trong khi đó, thị trường thuốc thú y thủy sản đang rất phức tạp bởi tính đa dạng cũng như tính pháp lý của nó còn nhiều bất cập.
Có không ít người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như quy trình sử dụng. Điều đáng nói là chất lượng thuốc, nó gây không ít thiệt hại cho người nuôi cũng như môi trường chăn nuôi. Để giúp bà con chăn nuôi đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng thuốc để phòng và trị bệnh cá, chúng tôi cung cấp cho bà con quy trình sử dụng thuốc trong chăn nuôi cá tra như sau:
Chuẩn bị ao
Xử lý môi trường nước trong ao trước khi thả cá bằng Avaxide liều 1ml/m3 nước trước khi thả nuôi 3 ngày; dùng Zeofish liều 1kg/250m3 nước xử lý trước khi thả nuôi 1 ngày.
Cá giống trước khi thả nuôi
Diệt ngoại ký sinh trùng như: trùng mỏ neo, rận cá, trùng bánh xe, các loại sán lá bằng cách dùng Seaweed với liều 2, 5ml/m3 nước tắm cho cá trong vòng 20 – 30 phút. Trong quá trình vận chuyển nên dùng Nova – Antishock liều 2,5 g/100 ml nước, pha vào nước để vận chuyển cá.
3 tháng đầu sau khi nuôi
Phòng ngoại ký sinh trùng bằng cách hòa tan Seaweed với liều 2,5lít/1.000m3 nuớc tạt đều xuống ao, mỗi tuần xử lý 1 lần, xử lý trong 2 tuần; phòng bệnh do vi khuẩn như: Đốm đỏ, lở loét toàn thân, viêm ruột, gan sưng có mủ, phù đầu, trắng đuôi, tuột nhớt...dùng Nova – flor 500 hoặc Nova – Flor 2000, Nova- Sultrim 240, Nova – Thiacol theo liều ghi trên nhãn cứ 2 tuần cho cá ăn một đợt 2 – 3 ngày.
Nếu cá bệnh thì dùng liên tục 5 – 7 ngày; phòng các bệnh nấm da, nấm mang bằng cách dùng Novadine liều 2, 5 lít/1.000 m3 nước, 2 tuần xử lý 1lần; cần cung cấp thêm các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trưởng cho cá bằng cách trộn Cetafish liều 100 gram/20 kg thức ăn kết hợp với Betamin liều 100 gram/10kg thức ăn cho ăn liên tục; nên xổ giun, sán cho cá vào tháng thứ 3 sau khi nuôi bằng cách trộn Nova – Prazi Fish liều 1,5 kg/200kg thức ăn cho ăn liên tục 3 – 5 ngày; phòng trị các bệnh về gan như: mỡ vàng, thịt vàng, gan có mủ, viêm gan bằng cách trộn Hepatol liều 3 - 5 ml/kg thức ăn cho ăn liên tục nhiều ngày; trong quá trình nuôi cần xử lý môi trường ao nuôi định kỳ mỗi tháng 1 lần bằng Zeofish với liều 4 - 6 kg/ 1.000m3 nước.
Tháng thứ 4 cho đến thu hoạch
Phòng ngoại ký sinh trùng bằng Seaweed với liều 2,5 lít/1.000m3 nước tạt đều xuống ao, mỗi tuần xử lý 1lần, xử lý liên tục trong 2 tuần; dùng Nova – Ampicol Fish trộn với thức ăn theo liều 100 gram/30 kg thức ăn mỗi 2 tuần cho ăn một đợt 2 – 3 ngày để phòng các bệnh do vi khuẩn như: Đốm đỏ, lở loét toàn thân, viêm ruột, gan sưng có mủ, phù đầu, trắng đuôi, tuột nhớt, xuất huyết da. Dùng Sundine 57 với liều 1lít/1.600 m3 nước, 2 tuần xử lý 1 lần để phòng các bệnh nấm da, nấm mang.
Thường xuyên trộn Cetafish và Betamin với thức ăn cho ăn liên tục cho đến khi xuất bán để giúp cá tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, giảm bệnh tật, tăng tỉ lệ sống; lúc cá 6 tháng tuổi nên xổ giun, sán cho cá bằng cách dùng Nova – Parasite trộn với thức ăn theo liều 1 kg/300 kg thức ăn cho ăn 1 lần/ngày (buổi sáng), liên tục trong 3 – 5 ngày. Nên dùng Hepatol, Novitol, Sorbimin trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục đến xuất để thịt cá trắng, mỡ trắng, giảm các bệnh về gan; nên xử lý môi trường ao nuôi định kỳ mỗi tháng bằng Zeofish liều 6 kg/1.000 m3 nước.
Có thể bạn quan tâm
Trường Đại học Cần Thơ và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) vừa tổ chức cuộc hội thảo: “Đối thoại về nuôi cá tra, ba sa” nhằm xem xét lại kết quả của nhóm hỗ trợ kỹ thuật và vạch ra đường lối cho thời gian tới xây dựng tiêu chuẩn nuôi cá tra, ba sa.
Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.
Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.
Cá tra bố mẹ không cần nuôi vỗ vẫn phát dục; đây có thể là yếu tố chính dẫn đến chất lượng con giống giảm. Để có đàn cá tra giống tốt, cần tuyển chọn và nuôi vỗ đàn cá bố mẹ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.