Nuôi Cá Tra Ở Miền Bắc
Cá tra chủ yếu được nuôi ở lưu vực sông Mê Công, không thích nghi với khí hậu lạnh ở miền bắc. Nhưng với kỹ thuật nuôi cá tra trong ao đất, lồng bè và kỹ thuật lưu giữ cá qua đông của Viện Nghiên cứu thuỷ sản 1, sẽ là cơ sở để phát triển nuôi cá tra ở miền bắc.
Ương cá tra trong ao đất
- Chuẩn bị ao: Diện tích ao khoảng 100-500m2, có cống cấp thoát nước, độ sâu nước ao từ 1,2-1,5m, bùn đáy ao dày 20-30cm. Cần tát cạn ao, vét bùn tu sửa bờ. Bón vôi 8-12kg/100m2 ao, phân chuồng 30-35 kg/100m2. Nước cấp cần được lọc qua lưới có cỡ mắt 1-2 mm.
- Mật độ thả: Chọn cá khoẻ, không bệnh tật, dị hình, sây sát, kích cỡ cá hương 0,1 - 0,3g/con. Mật độ thả 50-60 con/m2. Mùa vụ ương từ tháng 3-9, 10 âm lịch.
- Chăm sóc, quản lý ao: Dùng thức ăn tự chế có độ đạm 28%, cho ăn 3 lần/ngày, lượng thức ăn bằng 8-10% trọng lượng quần đàn. Thường xuyên kiểm tra ao, diệt trừ địch hại như ếch, rắn...
Nuôi cá tra thương phẩm trong ao đất
- Chuẩn bị ao nuôi: Bơm cạn, tẩy dọn và vét bớt lớp bùn đáy. Tẩy vôi 8-12 kg/100m2, phơi đáy ao 2-3 ngày. Bón lót 30-35kg phân chuồng/100m2. Nước cấp vào ao cần lọc qua lưới có kích cỡ 1-2mm, mực cấp nước 1,5-2,5m.
- Mật độ thả: Chọn cá khỏe mạnh, không bệnh tật, trọng lượng trung bình 50-100g/con. Mật độ thả 5-7 con/m2.
- Chăm sóc: Thay nước 2 lần/tuần, lượng nước thay 1/4 - 1/3 tổng lượng nước trong ao. Vệ sinh ao nuôi, phát quang cỏ dại.
Cho cá ăn ngày 2 lần vào khoảng 8 giờ và 17 giờ.
Nuôi cá tra thương phẩm trong lồng
- Chuẩn bị lồng nuôi: Nuôi tại hồ chứa nên chọn vị trí có độ sâu tối thiểu khi mực nước hồ thấp nhất từ 4-5m.
Trên sông chọn nơi nước chảy ổn định, không có dòng nước chảy xoáy, lưu tốc 0,5-1m/giây. Nuôi ở khu vực nguồn nước không ô nhiễm, không bị nguồn nước thải đổ trực tiếp vào.
Lồng nuôi có kích cỡ 2x2x2m, gồm 2 phần: khung pháo làm bằng tre, gỗ, sắt; phao làm bằng thùng phi, nhựa, sắt. Mùa vụ thả: tháng 3 và 4 âm lịch.
- Chọn cá giống: Kích cỡ cá thả 50-100g/con. Cá giống khỏe mạnh, không bệnh tật, không sây sát.
- Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh lồng bè thông thoáng. Cho cá ăn thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp 2 lần/ngày, vào 8 giờ và 17 giờ.
Lưu cá tra tại hồ chứa: Thời điểm thả cá vào tháng 10 - 11. Kích cỡ thả từ 20-100g/con. Mật độ thả 150-200 con/m2.
Lưu cá tra tại ao đất: Nhà trú đông cho cá thiết kế có mái che phủ toàn bộ ao nuôi. Khung nhà làm bằng tre, dùng nilon làm mái che. Nhà lắp hệ thống sục khí và lò nâng nhiệt nước ao.
- Chuẩn bị ao như với nuôi cá bình thường. Nước ao cấp đạt độ sâu 1,5-2m.
- Thả cá: Mật độ thả 5-10 con/m2. Thời gian thả tháng 10 âm lịch. Kích cỡ cá thả 50-200g/con.
- Chăm sóc: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp có độ đạm 28-30% . Những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C nâng nhiệt nước bằng lò nâng nhiệt, đóng kín cửa nhà trú. Trong mùa đông cho máy sục khí hoạt động từ 10 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau.
Phòng trị bệnh
- Nuôi lồng: Treo túi vôi trong lồng 2kg/m3; hòa Xanhmalachit 1g/m3. Mùa đông, đông xuân treo 2 lần/tháng, mùa hè 1 lần/tháng.
- Nuôi ao: Thường xuyên vệ sinh ao, bờ ao. Ao cá thương phẩm thay nước 2 lần/tháng. Phòng bệnh ký sinh trùng, nấm bằng vôi, giữ môi trường trong ao sạch
Related news
ĐBSCL có hơn một nửa số tỉnh nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm nuôi cá bè của nông dân đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra, basa nuôi theo phương pháp sạch đang ngày càng được thị trường ưa chuộng và cần được nông dân áp dụng.
Trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến như xuất huyết, bệnh gan-thận mủ, bệnh gạo, trắng mang, trắng gan đã gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi. Có những vùng nuôi tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100%. Nguyên nhân cá nhiễm bệnh thì có nhiều như do cá bị nhiễm khuẩn hoặc bị các loài ký sinh trùng giáp xác ký sinh và nấm gây hại; do chế độ dinh dưỡng cho cá không cân đối…. khi gặp chất lượng nước ao không tốt hoặc vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ thuận lợi gây bệnh và lây lan thành dịch bệnh, đặc biệt là chất lượng cá tra giống đã và đang có xu hướng giảm rất nhiều so với trước đây do thoái hóa.
Có không ít người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như quy trình sử dụng. Điều đáng nói là chất lượng thuốc, nó gây không ít thiệt hại cho người nuôi cũng như môi trường chăn nuôi. Để giúp bà con chăn nuôi đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng thuốc để phòng và trị bệnh cá, chúng tôi cung cấp cho bà con quy trình sử dụng thuốc trong chăn nuôi cá tra như sau
Bè nuôi cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường được kết hợp vừa là bè cá vừa là nhà ở. Dựa vào thời gian sử dụng mà chia ra 2 nhóm bè: bè kiên cố và bè tạm thời. Nhóm bè tạm thời thường nhỏ và được đóng bằng tre hoặc loại gỗ chịu nước kém.
Một nghiên cứu mới của trại giống Minh An, tỉnh Vĩnh Long, vừa đưa ra những biện pháp kỹ thuật để làm thịt cá tra từ vàng chuyển thành trắng.