Oải Với Điệp Khúc Được Mùa Mất Giá

Long Khánh được xem là vựa trái cây lớn của Đồng Nai và của cả khu vực miền Đông Nam bộ. Hiện chôm chôm Long Khánh đang vào cao điểm thu hoạch. Tuy nhiên, hầu hết các nhà vườn đều kém vui vì giá bán tỷ lệ nghịch với năng suất.
Có vườn chôm chôm giống Thái Lan rộng 1 hécta, gần 10 năm tuổi nhưng ông Vũ Văn Minh (ấp Phú Mỹ, xã Xuân Lập) chẳng vui vẻ gì, mặc dù chôm chôm năm nay trúng mùa, trái trĩu cành. Hiện vườn chôm chôm đang thu hoạch rộ, dự kiến thu được khoảng 1,8 tấn. Với giá bán hiện tại trên dưới 5 ngàn đồng/kg, ông Vinh thu được khoảng 90 triệu đồng. Nhưng chi phí đầu vào đã khoảng 60 triệu đồng, như vậy, với 1 hécta chôm chôm, gia đình ông chỉ còn lãi khoảng 30 triệu đồng/năm.
Gia đình ông Minh là một trong 45 hộ tham gia tổ hợp tác (THT) cây lâu năm của xã. Vườn chôm chôm của ông và hầu hết các nông dân khác trong THT năng suất đều rất cao vì được đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm, được hướng dẫn sâu kỹ thuật canh tác nên năng suất cao gấp 3-4 lần so với năm trước.
Ông Trịnh Cao Khải, Tổ trưởng THT cây lâu năm xã Xuân Lập, cho biết: “THT cây lâu năm xã Xuân Lập rất chú trọng công tác khuyến nông, vì thế năm nay sản lượng đạt rất cao. Nhưng vấn đề là năm ngoái giá từ 15-17 ngàn đồng/kg, song hiện tại giá chôm chôm ở đây chỉ có 5 ngàn đồng/kg. Nhiều vườn chỉ huề vốn hoặc lãi rất ít, không xứng với công sức đầu tư”.
Không riêng gì chôm chôm Thái Lan, mà giá bán của chôm chôm nhãn, chôm chôm tróc cũng đều thấp hơn nhiều so với năm trước. Điệp khúc “được giá mất mùa - được mùa mất giá” dường như đã trở thành quy luật với vùng chôm chôm nổi tiếng này.
Có thể bạn quan tâm

Trả lời chất vấn câu hỏi của ĐB Trần Ngọc Vinh về câu chuyện “đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngày càng ngắn” liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết đang triển khai 5 nhóm giải pháp để giải quyết thực trạng này.

Khoảng 15 năm về trước, Tà Niết còn là bản khó khăn bậc nhất của xã Chiềng Hắc (huyện Mộc Châu, Sơn La), mà một phần nguyên nhân là người dân có tập quán canh tác lạc hậu.

Mô hình trồng lúa theo dự án 3 giảm 3 tăng đang là cơ hội đổi đời của nhiều nông dân ở Cà Mau, sau nhiều năm gắn bó với phương pháp sản xuất lúa theo cách truyền thống.

Từ ngày 12 – 14.11, Hội ND tỉnh Quảng Ngãi đã giải ngân 1,7 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND do T.Ư Hội NDVN ủy thác cho 69 hộ hội viên, ND thuộc 5 xã Phổ Quang, Nghĩa Thương, Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi), Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) và xã Bình Hải (Bình Sơn).

5.000 con gà rừng tai đỏ, tai trắng được chăn thả tự nhiên trên diện tích 30ha của Trang trại gà rừng NTC - trang trại chăn nuôi gà rừng thuần chủng lớn nhất Việt Nam.