Mùa Xoài Yên Châu (Sơn La)
Mùa này về Yên Châu (Sơn La), khách thập phương thường mua mấy cân xoài về làm quà. Xoài tròn ở đất này đã trở thành thương hiệu. Hiện nay, Yên Châu (Sơn La) có trên 580 ha trồng xoài, trong đó có gần 400 ha đang cho thu hoạch, với sản lượng khoảng 1.000 tấn quả.
Từ đỉnh đèo Chiềng Đông xuôi theo quốc lộ 6 khoảng 40 km thuộc địa bàn huyện Yên Châu, dịp này, chỗ nào cũng thấy xoài, những thùng xoài, sọt xoài xanh có, chín có được bày bán hai bên đường. Xe lớn, xe nhỏ dừng lại, người mua, người bán tấp nập. Năm nay xoài được mùa, được giá, mới đầu vụ giá bán buôn đã là 8.000 - 10.000 đồng/kg.
Trao đổi với chúng tôi, bà Quàng Thị Thu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Cây xoài là một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện với gần 95% số hộ dân của huyện trồng xoài. Diện tích trồng nhiều ở một số xã dọc theo suối Vạt như: Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng Khoi... Xoài Yên Châu có rất nhiều loại: xoài tròn, xoài hôi (vì nhựa có mùi hôi), xoài mút, xoài sáy... mỗi loại đều có một hương vị riêng, nhưng xoài tròn được trồng phổ biến nhất, bởi có vị ngọt đậm, mềm, thơm lâu...
Để đưa cây xoài trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế vườn đồi, Yên Châu đã phối hợp với một số, ngành, đơn vị chuyên môn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, trồng mới, cải tạo vườn tạp và phòng trừ sâu bệnh. Đồng thời, mở nhiều lớp tập huấn cho gần 3.000 lượt nông dân về cách chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật cắt tỉa cành, đốn ghép, chiết ghép và hỗ trợ trồng mới, thay thế những diện tích hiệu quả kinh tế thấp. Với gần 400 ha xoài đang cho thu hoạch, ước tính năm nay Yên Châu sản lượng quả đạt khoảng 1.000 tấn.
Gia đình ong Quàng Văn Ngoãn, ở bản Khá, xã Sặp Vạt có hơn 300 gốc xoài, những chùm quả sai trĩu cành. Bác Ngoãn cho biết: Năm ngoái nhà thu được hơn 10 tấn, năm nay bị ảnh hưởng bởi trận lốc hồi cuối tháng tư nên xoài bị rụng nhiều, sản lượng chỉ bằng 2 phần so với năm trước. Bù lại, giá năm nay có cao hơn, bán buôn được 6.000-7.000 đồng/kg, bán lẻ được 9.000-10.000 đồng/kg, vụ này chắc cũng được khoảng 50 triệu đồng.
Dừng chân ở một điểm bán xoài tại tiểu khu 6, thị trấn Yên Châu, chúng tôi nhận thấy không chỉ có khách vãng lai, mà đây còn là nơi thu mua xoài của người dân trong huyện. Vui vẻ mời chúng tôi ăn xoài, ông Lò Văn Kẻo, chủ quầy hàng chia sẻ: Giờ mới là đầu vụ, xoài chưa chín rộ, nên chưa có độ ngọt đậm, phải vào trung tuần tháng 5 âm lịch hàng năm mới là lúc xoài đạt được vị thơm ngon nhất.
Hiện nay, mỗi ngày gia đình tôi thu mua của người dân được vài tấn xoài các loại. Riêng số lượng xoài chuyển về Hà Nội, Hải Phòng và Hòa Bình mỗi ngày khoảng 8-9 tấn, tính cả vụ phải đến hàng trăm tấn. Giá thu mua năm nay cũng cao hơn năm trước từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Cây xoài ở Yên Châu đang thực sự là cây xóa nghèo. Tuy nhiên, về lâu dài, chính quyền địa phương cần tiếp tục có những cơ chế để nông dân duy trì cây trồng này, coi trọng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm bón, bảo vệ, nâng cao hiệu quả cây trồng và đầu ra cho sản phẩm góp phần tạo vùng quả tập trung, kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).
Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.
Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.
Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.
New Zealand là nước có nền sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều tiêu chí rất khắt khe về chất lượng. Đợt này phía New Zealand đã chấp nhận mua đạm Phú Mỹ với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.