Công Nghệ Tăng Trọng Heo Bằng Nước Bẩn

Tổ công tác của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau vừa bắt quả tang cơ sở giết mổ heo của ông Nguyễn Quốc Tuấn ở huyện Cái Nước gian lận trọng lượng bằng cách bơm nước vào heo trước khi mổ.
Heo được khớp miệng treo lên, phía trên là thùng nước được đặt ống truyền nước thẳng vào heo. Sau vài giờ đồng hồ, lượng nước sẽ thấm vào thịt, làm cho trọng lượng heo tăng lên.
Theo thanh tra Sở Nông nghiệp tỉnh Cà Mau, tính bình quân, heo có trọng lượng 100 kg, nếu không bơm nước, số lượng thịt cho ra sau khi giết mổ khoảng 84 kg, còn khi bơm nước vào thì số lượng thịt sẽ tăng lên hơn 90 kg. Bằng hình thức này, các chủ cơ sở kinh doanh thu lợi từ 400.000 - 500.000 đồng/con. Thịt của heo bị bơm nước sẽ giảm chất lượng và sẽ sớm bị hư hỏng, hôi thối hơn.
Qua kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cá thể của ông Tuấn cho thấy, ông Tuấn chỉ đăng ký bán thịt heo, chứ không đăng ký giết mổ. Ngành chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.
Theo đoàn kiểm tra, đối với lượng heo nhập tỉnh, trước khi giết mổ, nhiều con heo bị bơm nước đến hai lầ: lần đầu của thương lái, lần hai là của lò mổ. Và với hình thức gian lận nói trên, người tiêu dùng đã bị móc túi một cách trắng trợn.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.