Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi

Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi
Ngày đăng: 16/11/2013

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

Với đặc điểm là hồ chứa nước từ nhà máy Hàm Thuận, nên mực nước ở nhà máy Đa Mi luôn tràn đầy và trong xanh quanh năm nên Công Ty cổ phần Tầm Long Đa Mi đã quyết định đầu tư nuôi cá tầm thương phẩm. Theo Kỹ sư Trần Văn Tuấn: Công ty đưa vào nuôi thử nghiệm 20 lồng với 23.000 cá giống, sau 3 tháng cá tầm phát triển khá tốt, nên công ty tiếp tục phát triển thêm 30 lồng nữa để nuôi. Cá Tầm lớn rất nhanh trong 3 tháng đầu. Sau 1 năm có con đạt trọng lượng từ 2,5 đến 3kg/con. Các chuyên gia Nga được công ty thuê đã đánh giá hồ thủy điện Đa Mi đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nhiệt độ, môi trường trong sạch, có dòng chảy thích hợp nếu đầu tư đúng mức, nơi đây sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá tầm và trứng cá đen uy tín hàng đầu của Việt Nam và thế giới.

Được biết, cá tầm xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm, vì thế chúng trở thành một trong những loại cá có vây tia cổ đại hiện nay. Đây là loại cá sống tại vùng nước lạnh tại vùng biển Caspian, Biển Đen và các vùng sông hồ như: Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga. Cá tầm là loại cá xương sụn, thân có hình ống da dầy, nhám và không có vây. Trong các món ăn đặc sản ở Nga, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp… món được toàn thế giới biết đến là trứng cá tầm (CAVIAR) và đây được coi là món ăn cho những người giàu có và giới quyền thế. Đối với thịt và sụn cá tầm cũng chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Hàng ngày các nhân viên kỹ thuật của Công ty phải kiểm tra trọng lượng, sức khỏe và số lượng cho từng đàn cá.


Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh bệnh cong thân và đục cơ trên tôm thẻ chân trắng Phòng tránh bệnh cong thân và đục cơ trên tôm thẻ chân trắng

Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.

05/10/2015
Độc đáo nghề rùng cá Độc đáo nghề rùng cá

Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.

05/10/2015
Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Chà Và cần có giải pháp quyết liệt hơn Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Chà Và cần có giải pháp quyết liệt hơn

Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.

05/10/2015
Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An

Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.

05/10/2015
167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản 167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu con nuôi có giá trị kinh tế cao, xã Thiệu Hợp đã tổ chức cho một số hộ dân học tập kinh nghiệm mô hình nuôi con nuôi đặc sản: rùa, ba ba, rắn, nhím...

05/10/2015