Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015 được mùa, được giá

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015 được mùa, được giá
Ngày đăng: 16/05/2015

Năng suất cao

Vụ lúa đông xuân này, toàn huyện Diên Khánh gieo sạ 4.214ha. Đến hết tháng 4, nông dân trong huyện đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích, năng suất bình quân ước đạt 71 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước. Sản lượng ước đạt 29.498 tấn, bằng 100,57% so với cùng kỳ năm trước. Ông Lê Tuấn - Chủ nhiệm Hợp tác xã Diên Phước cho biết, vụ lúa năm nay đạt năng suất cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây. Một số diện tích lúa của xã đạt hơn 75 tạ/ha nên nông dân rất phấn khởi.

Với những giống lúa chủ lực, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng như: Ma lâm 48, Ma lâm 202, TH41 và IR17494… nông dân huyện Vạn Ninh cũng có một vụ lúa khá trọn vẹn. Đến nay, nông dân của huyện đã thu hoạch được 2.910ha, đạt 65,8% tổng diện tích lúa sản xuất toàn vụ. Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện, năng suất bình quân ước đạt hơn 70 tạ/ha, tăng hơn 2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước. Các xã đạt năng suất cao như: Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Bình, Vạn Lương từ 71 đến 74 tạ/ha.

Theo bà Trịnh Thị Thùy Linh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 16.500ha lúa đông xuân. Các trà lúa sớm, trà chính đã thu hoạch xong, một số trà muộn đang thu hoạch. Do tình hình nắng nóng kéo dài, lượng nước ở các hồ chứa không đáp ứng đủ nên trong vụ, toàn tỉnh chỉ sản xuất được 97,6% so với kế hoạch (19.840ha/20.316ha). Tuy nhiên, kết thúc vụ, năng suất bình quân ước đạt 65 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân nhiều năm gần đây.

Giá lúa khá ổn định

Vụ đông xuân năm nay, nông dân không chỉ vui vì năng suất vượt, mà còn phấn khởi khi giá lúa ở mức cao và khá ổn định. Nhiều nông dân cho biết, đầu vụ giá lúa dao động từ 5.800 đến 5.900 đồng/kg, cao hơn khoảng 200 - 400 đồng/kg so với vụ mùa trước. Tuy hiện nay đã vào cuối vụ nhưng thương lái vẫn thu mua lúa với giá khoảng 5.200 - 5.400 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Hùng - nông dân xã Vạn Lương (huyện Vạn Ninh) nói: “Tuy giá lúa cuối vụ thấp hơn đầu vụ nhưng nhìn chung vẫn còn cao hơn mọi năm. Phần lớn nông dân đều thu hoạch trà sớm, trà chính khi giá lúa còn cao, chỉ có một ít diện tích trà muộn đến nay mới thu hoạch. Vì vậy, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 20 - 24 triệu đồng/ha”.

Hiện nay, nông dân đang chuẩn bị sản xuất lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do tình hình hạn hán kéo dài trong thời gian qua nên việc triển khai sản xuất gặp nhiều khó khăn. Ông Lê Tuấn cho biết, hiện nay, Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã đang chờ chỉ đạo của cấp trên để tiến hành sản xuất lúa vụ hè thu.

Trong thời gian này, Hợp tác xã vẫn tổ chức cày ải, làm đất cho các xã viên. Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi, buộc phải bỏ canh tác thì xã viên và Hợp tác xã cùng chịu chi phí sản xuất… Còn theo lãnh đạo huyện Vạn Ninh, các xã sẽ tùy điều kiện nước tưới của địa phương để triển khai sản xuất lúa hè thu, không sản xuất lúa tại các vùng khó khăn về nước nhằm góp phần giảm thiệt hại cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Dựng Thương Hiệu Lúa Giống Tân Phú Bằng Chất Lượng Hạt Giống Tạo Dựng Thương Hiệu Lúa Giống Tân Phú Bằng Chất Lượng Hạt Giống

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

02/02/2014
Hà Tĩnh Khắc Phục Sự Cố 95,5 Tấn Giống Lúa Không Nảy Mầm Hà Tĩnh Khắc Phục Sự Cố 95,5 Tấn Giống Lúa Không Nảy Mầm

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.

02/02/2014
Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

02/02/2014
Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

02/02/2014
Yên Thế Xây Dựng Thương Hiệu “Chè Sạch” Yên Thế Xây Dựng Thương Hiệu “Chè Sạch”

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.

02/02/2014