Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi
Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.
Với đặc điểm là hồ chứa nước từ nhà máy Hàm Thuận, nên mực nước ở nhà máy Đa Mi luôn tràn đầy và trong xanh quanh năm nên Công Ty cổ phần Tầm Long Đa Mi đã quyết định đầu tư nuôi cá tầm thương phẩm. Theo Kỹ sư Trần Văn Tuấn: Công ty đưa vào nuôi thử nghiệm 20 lồng với 23.000 cá giống, sau 3 tháng cá tầm phát triển khá tốt, nên công ty tiếp tục phát triển thêm 30 lồng nữa để nuôi. Cá Tầm lớn rất nhanh trong 3 tháng đầu. Sau 1 năm có con đạt trọng lượng từ 2,5 đến 3kg/con. Các chuyên gia Nga được công ty thuê đã đánh giá hồ thủy điện Đa Mi đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nhiệt độ, môi trường trong sạch, có dòng chảy thích hợp nếu đầu tư đúng mức, nơi đây sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá tầm và trứng cá đen uy tín hàng đầu của Việt Nam và thế giới.
Được biết, cá tầm xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm, vì thế chúng trở thành một trong những loại cá có vây tia cổ đại hiện nay. Đây là loại cá sống tại vùng nước lạnh tại vùng biển Caspian, Biển Đen và các vùng sông hồ như: Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga. Cá tầm là loại cá xương sụn, thân có hình ống da dầy, nhám và không có vây. Trong các món ăn đặc sản ở Nga, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp… món được toàn thế giới biết đến là trứng cá tầm (CAVIAR) và đây được coi là món ăn cho những người giàu có và giới quyền thế. Đối với thịt và sụn cá tầm cũng chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.
Hàng ngày các nhân viên kỹ thuật của Công ty phải kiểm tra trọng lượng, sức khỏe và số lượng cho từng đàn cá.
Related news
Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.
Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, đầu năm 2009, anh Nguyễn Văn Công, ngụ tại ấp Cầu Vĩ, xã Mỹ Chánh (Ba Tri - Bến Tre) đã phát hiện giống ếch Thái Lan khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất này. Gần 4 năm qua, gia đình anh nuôi ếch Thái Lan đạt hiệu quả kinh tế cao.
Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.
Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.
Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.