Mô hình lúa VietGap đầu tiên ở Bắc Ninh
Là vùng chuyên canh lúa hàng hóa từ năm 2010, thôn Đức Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong có đến 90% diện tích trồng các loại lúa nếp, trong đó chủ đạo là giống Nếp cái hoa vàng, BM9603, PD2… Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường sau thu hoạch nên việc sản xuất lúa nếp hàng hóa vẫn chưa đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn cho địa phương thuần nông này.
Vụ mùa năm 2013, được sự tư vấn của Viện Bảo vệ thực vật Trung ương, HTX Đức Lân thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap với quy mô 50ha. Để quá trình thực hiện mô hình luôn được theo dõi sát sao, HTX đã thành lập riêng một Ban quản lý về sản xuất lúa VietGap dưới sự kiểm tra của Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1.
Theo đó, từng đội sản xuất nhỏ như đội vệ sinh môi trường, đội phòng trừ sâu bệnh... lập sơ đồ, khoanh vùng từng diện tích, từng loại giống để dễ dàng trong việc chăm sóc, quản lý. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng cho xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để giữ gìn vệ sinh môi trường. Cùng với HTX, người dân cũng chủ động thăm đồng, phòng trừ dịch hại, trao đổi kỹ thuật với các cán bộ và nông dân khác.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như những năm trước, giá cua thương phẩm ở huyện Cái Nước (Cà Mau) thường xuyên biến động, thì hiện nay giá cua trên thị trường khá ổn định, nông dân hết sức phấn khởi.
Ngày 1-11, Chi cục Thuỷ sản (Sở NN-PTNT Dak Lak) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá chép V1 thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại xã Ea Kao – TP. Buôn Ma Thuột.
Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã trao 60 máy dò cá, 30 máy thông tin liên lạc tầm xa (Icom) cho các đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá ở huyện Lý Sơn, với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Máy Icom trao tặng lần này là máy IC-M802FMS- sản phẩm dùng cho hàng hải mới nhất và hiện đại nhất hiện nay.
Thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi vịt ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) đã thực hiện mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) nhằm hạn chế dịch bệnh, cung ứng nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Bằng quyết tâm và ham học hỏi, anh Văn Minh Thể, sinh năm 1980 ở thôn 6, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã nuôi thành công loài chim trĩ đỏ trên vùng đất Tây Nguyên.