Nuôi Cá Tai Tượng Cho Lợi Nhuận Cao
Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn– ao –chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.
Hiện cá tai tượng có giá từ 40 – 45 ngàn đồng/kg, thường khi cá đạt trọng lượng khoảng 1kg/con thì người nuôi mới thu hoạch, nên cho năng suất rất cao. Anh Nguyễn Văn Đề ở ấp Đắc Lực, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành cho biết, cách đây hai năm sau khi được bạn bè chỉ dẫn, anh làm vèo lưới khoảng 40m2 trong ao, nuôi thử 500 con tai tượng.
Lần đầu nuôi chưa có kinh nghiệm, anh thả cá ra ao hơi sớm, nên bị hao hụt hơn phân nữa, vậy mà anh cũng lời hơn 6 triệu đồng. So với trước đây, với diện tích hơn 200m2 ao nuôi các loại cá đồng như cá trê, rô phi, một năm gia đình anh chỉ lời khoảng 3 – 4 triệu đồng.
Thấy mô hình này khá hiệu quả, năm nay anh Đề sẽ nuôi cá tai tượng ra toàn bộ diện tích. Anh chia sẻ: “Rút kinh nghiệm nuôi năm nay tui thả cá ra ao khi cá đã lớn, khi đó tỷ lệ hao hụt giảm,tui thấy nuôi cá tai tượng lời cao”.
Qua học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, anh Đề cho biết, mật độ thả nuôi vừa phải khoảng 10 con/m2, nuôi cá con trong vèo lưới trước cho cá dần quen với môi trường nước, sau vài tháng thì thả cá ra ao để có môi trường sống rộng hơn, trước khi thả giống thì vệ sinh đáy ao, tạo môi trường nước sạch sẽ cho cá sinh trưởng. Sau khoảng 18 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg /con là có thể xuất bán. Chi phí cho xử lý ao, con giống, vèo lưới, thức ăn cộng thêm hơi cao, khoảng 15 triệu đồng trên 1000 m2 mặt nước, nhưng bán được giá cao nên lợi nhuận vẫn được đảm bảo.
Tuy cá tai tượng tuy dễ nuôi nhưng cũng cần chú ý vì cá thường bị bệnh ghẻ, nên khi nuôi cần thả vài con cá trê xuống để vệ sinh ao. Ngoài ra, cá trê còn tận dụng được thức ăn dư thừa của cá tai tượng và không làm lây lan siêu vi trùng gây bệnh , vừa làm sạch môi trường ao nuôi vừa giúp người nuôi có thu nhập kép. Đây là cách nuôi cá theo hướng an toàn sinh học rất hay.
Hơn nữa, cá tai tượng là loại ăn tạp nhưng thiên về ăn thực vật, nên bà con có thể trồng thêm rau hoặc cây ăn trái trên bờ ao, tận dụng rau màu trái cây hư hoặc bị sâu cho cá ăn, tiết kiệm được một phần chi phí thức ăn. Anh Đề cho biết: “Nuôi cá tai tượng khác hơn mấy loại cá khác, vòng bờ ao mình có trồng thêm mít, các loại trái cây khác, trái nào hư thì cho cá ăn”.
Nuôi cá tai tượng 18 tháng mới cho thu hoạch, nên nông dân có thể tính toán thả giống xen kẽ sao cho cách vài tháng có thể xuất bán một đợt, hay nuôi kết hợp với các loại cá ngắn ngày hơn, hay trồng màu trên bờ ao… để lấy ngắn nuôi dài, vừa đa dạng hóa hình thức sản xuất nông nghiệp, vừa có thể thu nhập từ nhiều nguồn.
Có thể bạn quan tâm
Trên 300 CBCNV của Cty đều đi làm đầy đủ. Nô nức nhất là xưởng chế biến, nơi thu hút gần 90% lực lượng CBCNV của đơn vị. Những ngày nghỉ Tết hầu như không ảnh hưởng gì đến không khí ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Cả khu chế biến đông chật người nhưng không tiếng trò chuyện, từng người cần mẫn với đôi tay thoăn thoắt lột vỏ những con tôm.
Mỗi ha trồng được 10.000 gốc khóm, cứ cách 2 tháng xử lý khí đá khoảng 2.000 gốc, sẽ cho thu hoạch 1.500-1.700 trái. Nhờ có đường hành lang ven biển phía Nam đi qua vùng trồng khóm nên người dân mang ra hai bên đường dẫn lên cầu Cái Lớn, Cái Bé để bán, giúp việc tiêu thụ thuận lợi hơn. Nhất là dịp tết vừa rồi, khách đi du xuân thấy khóm đẹp, ăn ngon nên dừng lại mua khá nhiều, dẫn đến hút hàng.
Hội thảo giới thiệu các phương pháp kinh doanh theo hướng tối đa hóa lợi nhuận nhằm cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, giao thông- vận tải cho nhóm dân cư thu nhập thấp; đồng thời xác định thách thức cũng như những cơ hội phục vụ cho thị trường thu nhập thấp tại Việt Nam.
Được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Tổng Cty Rau quả Việt Nam, đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đang từng bước khẳng định vị thế của một đơn vị hàng đầu miền Bắc về lĩnh vực rau, hoa và cây ăn quả. Hàng trăm giống rau và cây ăn quả chủ lực tại miền Bắc như vải, nhãn, chuối, các giống cây có múi, cà chua, dưa chuột, ớt… và hàng chục giống hoa có tính thương mại cao đã được Viện nghiên cứu chọn tạo thành công, đưa ra SX rộng rãi tại các tỉnh miền Bắc.
Tuy nhiên, đi liền đó là mối lo về những hệ luỵ khi nông dân mở rộng diện tích sắn một cách ồ ạt trong thời gan tới. Nếu như niên vụ trước, giá sắn khô trên thị trường chỉ đạt 3.300-3.400đ/kg, thì niên vụ này giá sắn đã tăng lên 3.800 - 3.900đ/kg. Với giá này, trừ chi phí về cây giống, thuê người trồng và thu hoạch thì người dân cũng lãi khoảng 15 -17 triệu đồng/ha.